Ý NGHĨA VĂN HÓA TRONG ĐÀM THOẠI TIẾNG HOA

Nói chuyện với người Trung Quốc, có khi người nước ngoài nghe hiểu từ ngữ hoặc câu tiếng Hoa nhưng không hiểu được hết ý nghĩa của câu nói. Nguyên nhân là do trong đàm thoại tiếng Hoa còn bao hàm rất nhiều tập tục văn hóa riêng của dân tộc Trung Quốc. Dưới đây sẽ giới thiệu với các bạn một số nội dung văn hóa ẩn chứa trong các câu nói.

Khi chào hỏi

Người Trung Quốc thường ít dùng “你早”, “你好” để chào hỏi cha mẹ, người thân, bạn bè, người quen. Đối với người quen, bạn thân lâu ngày gặp lại, họ thường hỏi tình hình thời gian gần đây: “最近怎么样?” (Dạo này thế nào?), “身体好吗?” (Có khỏe không?) để biểu thị sự quan tâm. Khi ăn cơm, gặp người quen thường hỏi “吃了吗?” (Ăn cơm chưa?), hoặc căn cứ xem người ấy đang làm gì để hỏi: “你上哪儿去啊?” (Anh đi đâu đấy?), “什么时候来的?” (Đến khi nào vậy?). Những câu hỏi này đều chỉ là để hỏi thăm, chào hỏi mà thôi chứ không can dự vào việc riêng của người ấy.

Chào hỏi

Khi xưng hô với người khác

Người Trung Quốc rất coi trọng quan hệ thân thuộc và sự phân biệt thứ bậc, vì vậy cách xưng hô giữa những người thân thuộc có rất nhiều. Cách xưng hô này cũng có thể dùng với những người không có quan hệ thân thuộc. Ví dụ: có thể gọi những người lạ là “叔叔” (chú), “阿姨” (dì), “爷爷” (ông), “奶奶” (bà) v.v., còn có thể thêm “老” hoặc “小” vào trước họ (老王,老张) để biểu thị sự lễ phép hoặc thân mật.

Xưng hô

Khi hỏi tuổi

Người Trung Quốc xem trọng tuổi và tuổi thọ, cho rằng nó có liên quan mật thiết đến việc thành gia lập nghiệp, vì thế mà hình thành thói quen hỏi tuổi tác. Việc hỏi tuổi cũng biểu thị sự quan tâm đến người khác, đặc biệt hỏi tuổi của người già và trẻ em là để nói lên sự quan tâm và nhớ mong đối với họ.

Hỏi tuổi

Khi cảm ơn

Người Trung Quốc khiêm tốn, lễ độ. Khi người khác giúp mình, ngoài việc nói cảm ơn còn có thể tặng quà hoặc mời khách ăn uống để bày tỏ lòng biết ơn. Còn khi giúp đỡ người khác thường nói việc mình làm là nhỏ, không quan trọng. Ví dụ: “小事一桩” (Việc nhỏ thôi mà), “不值一提” (Có đáng gì đâu), thậm chí còn nói đó là việc của mình “是我应该做的” (Việc tôi nên làm mà) để biểu lộ sự vui vẻ của mình khi giúp đỡ người khác.

Cảm ơn

0 responses on "Ý NGHĨA VĂN HÓA TRONG ĐÀM THOẠI TIẾNG HOA"

Leave a Message

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

top
Hán ngữ Hải Hà SG
X
Chuyển đến thanh công cụ