NGUỒN GỐC TỤC NGỮ “买东西” (MUA ĐỒ)

Từ “mua đồ” trong tiếng Hoa gọi là “买东西” (mãi đông tây). Vậy tại sao chỉ nói “买东西” (mãi đông tây) mà không nói “买南北” (mãi nam bắc)?

Tương truyền một lần nọ, nhà triết học nổi tiếng thời Nam Tống – Chu Hi – tình cờ gặp người bạn thân của ông là Thịnh Ôn Như trên đường đi. Thấy Thịnh Ôn Như xách một chiếc giỏ tre, ông bèn hỏi: “Anh đi đâu thế?” “Đi ‘mãi đông tây’ (mua đồ)”, Thịnh Ôn Như trả lời. “Lẽ nào không thể nói ‘mãi nam bắc’ được sao?” Chu Hi lại hỏi một câu.

Bởi vì đương thời người ta phối hợp các phương vị Đông, Tây, Nam, Bắc với “ngũ hành” Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, thế là Thịnh Ôn Như bèn trả lời Chu Hi: “Phía Đông thuộc Mộc, phía Tây thuộc Kim, hễ cái gì thuộc kim loại hoặc gỗ thì cái giỏ này của tôi có thể đựng được. Phía Nam thuộc Hỏa, phía Bắc thuộc Thủy, những gì thuộc nước, lửa thì cái giỏ này của tôi không chứa được. Vì vậy, chỉ có thể nói ‘mãi đông tây’, không thể nói ‘mãi nam bắc’.”

Gio tre

Những năm thuộc niên hiệu Càn Long đời Thanh, có một học giả tên là Cung Vĩ cho rằng ngay từ thời Đông Hán, các thương nhân phần lớn tập trung ở Đông Kinh – Lạc Dương và Tây Kinh – Trường An. Tục ngữ có câu “mãi Đông”, “mãi Tây” tức là đến Đông Kinh, Tây Kinh để mua hàng hóa. Lâu dần, “đông tây” trở thành danh từ thay thế cho hàng hóa. “Mãi Đông Tây” (mua đồ) đã xuất hiện như thế trong từ ngữ sinh hoạt của người Trung Quốc.

7 Tháng tám, 2023

0 responses on "NGUỒN GỐC TỤC NGỮ “买东西” (MUA ĐỒ)"

Leave a Message

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

top
Hán ngữ Hải Hà SG
X
Chuyển đến thanh công cụ