Ngày 22-1-1996, Cục Giám đốc Kỹ thuật Quốc gia Trung Quốc đã phê chuẩn “Quy tắc cơ bản viết đúng Phiên âm La Tinh” quy định cách viết phiên âm từ và câu.
Quy tắc này bắt đầu được thi hành từ ngày 1-7-1996. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu quy tắc này.
1. Nguyên tắc chung
1.1- Viết phiên âm tiếng Phổ thông về cơ bản lấy từ làm đơn vị viết.
1.2- Những kết cấu hai âm tiết và ba âm tiết biểu thị một khái niệm chỉnh thể thì viết liền nhau.
1.3- Những tên gọi từ bốn âm tiết trở lên biểu thị một khái niệm chỉnh thể thì viết tách ra theo từ (hoặc ngữ tiết), những tên gọi không thể chia ra theo từ (hoặc ngữ tiết) thì viết liền toàn bộ.
1.4- Từ đơn âm tiết trùng điệp (lặp lại) viết liền nhau, từ song âm tiết lặp lại viết tách rời ra.
– Lặp lại kiểu AABB, ở giữa thêm gạch ngang ngắn.
1.5- Để tiện cho việc đọc hiểu, trong một số trường hợp có thể dùng gạch ngang ngắn.
2. Danh từ
2.1- Danh từ và thành phần đơn âm tiết thêm ở phía trước (tiền tố) như “副,总,非,反,超,老,阿,可,无 …” viết liền nhau; danh từ viết liền với thành phần đơn âm tiết thêm ở phía sau (hậu tố) như “子,儿,头,性,者,员,家,手,化,们 …”.
2.2- Danh từ và phương vị từ phía sau nó viết tách rời nhau.
Nhưng trường hợp danh từ và phương vị từ phía sau đã thành từ thì viết liền. Ví dụ: “海外” không giống với “海的外面”.
2.3- Tên người của tiếng Hán viết tách họ và tên, chữ cái đầu của họ và tên viết hoa.
– Tên họ với chức vụ hoặc từ xưng hô viết tách. Chữ cái đầu của chức vụ hoặc từ xưng hô không viết hoa.
– Tên họ với chức vụ hoặc từ xưng hô viết tách. Chữ cái đầu của chức vụ hoặc từ xưng hô không viết hoa.
– Từ xưng hô đã trở thành danh từ riêng thì viết liền, chữ cái đầu viết hoa.
2.4- Cách phiên âm địa danh trong tiếng Hán
– Danh từ riêng chỉ địa danh trong tiếng Hán và danh từ thường viết tách. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận viết hoa.
– Những thành phần thêm vào danh từ riêng và danh từ thường trong địa danh, từ đơn âm tiết và bộ phận liên quan với nó viết liền nhau.
– Tên gọi của những thôn trấn tự nhiên và những địa danh không cần phân biệt danh từ riêng và danh từ thường, các âm tiết viết liền.
2.5- Tên và địa danh không phải của tiếng Hán, dựa theo nguyên tắc “tên theo chủ nhân” viết theo nguyên âm chữ cái La Mã hoặc chữ cái Latinh. Những tên và địa danh (gốc) không phải viết bằng chữ cái La Mã thì viết chuyển thành chữ cái La Mã. Để tiện đọc, có thể sau chữ đó chú thêm chữ Hán hoặc phiên âm của chữ Hán. Trong một số trường hợp có thể dùng trước hoặc chỉ dùng phiên âm của chữ Hán.
– Những danh từ đã dịch âm ra tiếng Hán thì viết theo phiên âm tiếng Hán.
3. Động từ
3.1- Động từ và “了”,“着”,“过” viết liền
– “了” cuối câu viết tách.
3.2- Động từ và tân ngữ viết tách
– Từ ngữ hợp thành kiểu động tân ở giữa có chen thành phần khác viết tách.
3.3- Động từ (hoặc tính từ) và bổ ngữ, nếu hai thành phần đó đều là từ đơn âm tiết thì viết liền, các trường hợp khác viết tách.
4. Tính từ
4.1- Tính từ đơn âm tiết lặp lại hoặc tính từ lặp lại thêm thành phần phía trước và phía sau viết liền.
4.2- Tính từ và “些”, “一些”, “点儿”, “一点儿” ở phía sau viết tách.
5. Đại từ
5.1- “们” biểu thị số nhiều và đại từ ở trước nó viết liền.
5.2- Đại từ chỉ thị “这”,“那”, đại từ nghi vấn “哪” với danh từ hoặc lượng từ viết tách.
5.3- “各”, “每”, “某”, “本”, “该”, “我”, “你”… với danh từ hoặc lượng từ ở sau viết tách.
6. Số từ và lượng từ
6.1- Từ số 11 đến 99 viết liền
6.2- “百”, “千”, “万”, “亿” và cơ số phía trước viết liền. “万”, “亿” và con số từ 10 trở lên phía trước viết tách.
6.3- Giữa “第” biểu thị số thứ tự và số phía sau nó thêm gạch ngắn.
6.4- Số từ và lượng từ viết tách.
– “多”, “来”, “几” và số từ, lượng từ biểu thị sự ước lượng viết tách.
– “十几”, “几十” viết liền.
7. Hư từ: Hư từ và từ ngữ khác viết tách
7.1- Phó từ
7.2- Giới từ
7.3- Liên từ
7.4- Trợ từ kết cấu “的”, “地”, “得” , “之”
Chú ý: Khi xử lý kỹ thuật, “的”, “地”, “得”căn cứ vào nhu cầu có thể viết thành “de”, “di”, “de”.
7.5- Trợ từ ngữ khí
7.6- Thán từ
7.7- Từ tượng thanh
8. Thành ngữ
8.1- Thành ngữ bốn tiếng có thể chia thành hai từ ngữ song âm tiết để đọc, ở giữa thêm gạch ngắn.
8.2- Thành ngữ, thuật ngữ không thể chia hai để đọc thì viết liền toàn bộ.
9. Viết hoa
9.1- Chữ cái đầu một câu và chữ cái đầu một câu thơ viết hoa.
9.2- Chữ cái đầu của danh từ riêng viết hoa.
Danh từ riêng do mấy từ tạo thành, chữ cái đầu của mỗi từ viết hoa.
9.3- Danh từ riêng viết liền với danh từ thường, chữ cái đầu viết hoa.
Danh từ riêng đã chuyển thành danh từ thường, chữ cái đầu không viết hoa.
10. Xuống hàng
Khi xuống hàng phải theo âm tiết, với từ chưa viết xong phải thêm gạch ngang.
11. Đánh dấu
– Dấu phải viết dấu gốc, không viết dấu biến âm.
– Khi dạy ngữ âm, nếu cần thiết có thể viết dấu biến âm.
Chú ý: Ngoài cách đánh dấu mà “Phương án phiên âm Hán ngữ” qui định ra, khi xử lý kỹ thuật, căn cứ vào nhu cầu có thể dùng con số hoặc chữ cái làm dấu tạm thời.
5 Tháng sáu, 2024
0 responses on "QUY TẮC VIẾT ĐÚNG PHIÊN ÂM LA-TINH"
0 responses on "QUY TẮC VIẾT ĐÚNG PHIÊN ÂM LA-TINH"