“人”证 — GIẤY CHỨNG NHẬN CON NGƯỜI

在火车上,一个很漂亮的女列车员,盯着一个民工模样的中年人,大声说:“查票!”

中年人浑身上下一阵翻找,终于找到了,却捏在手里,不想交出去。

列车员朝他手上瞄了一眼,怪怪地笑了笑,说:“是儿童票。”

中年人憋红了脸皮,嗫嚅着说:“儿童票不是跟残疾人票价格一样吗?……”

儿童票和残疾人票的价格都是全票的一半,列车员当然知道。她打量中年人,问:“你是残疾人?”

“我是残疾人。”

“那你把残疾证给我看看。”

中年人紧张起来,说:“我……没有残疾证。买票的时候,售票员就向我要残疾证,我没办法才买的儿童。”

列车员冷笑了一下:“没有残疾证,怎么能证明你是残疾人啊?”

中年人没有作声,只是轻轻把鞋子脱下,又将裤腿挽起来──他只有半个脚掌。

列车员斜眼看了看,说:“我要看的是证件!是上面印着‘残疾证’三个字的本本!是残联盖的钢印!”

中年人一副苦瓜脸,解释说:“我没有当地户口,人家不给办理残疾证。而且,我是在私人工地干活,出了事之后老板就跑了,我也没钱到医院做鉴定……”

列车长闻讯而来,询问情况。

中年人再一次向列车长说明,自己是一个残疾人,买了一张和残疾人票一样价格的票……

列车长也问:“你的残疾证呢?”

中年人说他没有残疾证,接着就让列车长看他的半个脚掌。

列车长连看都没看,他不耐烦地说:“我们只认证不认人!有残疾证就是残疾人,有残疾证才能享受残疾人的待遇。你赶快补票。”

中年人一下就蔫了。

他翻遍了全身的口袋和行李,只有几块钱,根本不够补票的。他带着哭腔对列车长说:“我的脚掌被机器轧掉一半之后,就打不了工了。没有钱,连老家也回不去了,张半价票还是老乡们凑钱给我买的呢。求您高抬贵手,放过我!”

列车长坚定地说:“那不行。”

那个女列车员趁机对列车长说:“让他去铲煤,算做义务劳动。”

列车长想了想,说:“好。”

中年人对面的一个老同志看不惯了,他站起来,盯着列车长的眼睛,说:“你是不是男人?”

列车长不解地说:“跟我是不是男人有什么关系啊?”

“你就告诉我,你是不是男人?”

“我当然是男人!”

“你用什么证明你是男人呢?把你的男人证拿出来给大家看看!”

周围的人一下笑起来。

列车长愣了愣,说:“我一个大男人在儿站着,难道还有假不成?”

老同志摇了摇头,说:“我和你们一样,只认证不认人,有男人证就是男人,没男人证就不是男人。”

列车长突然卡了壳,一时想不出什么话来应对。

那个女列车员站出来替列车长解围,她对老同志说:“我不是男人,你有什么话跟我说好了。”

老同志指着她的鼻子,说:“你根本就不是人!”

列车员一下暴跳如雷,尖声叫道:“你嘴巴干净点!你说,我不是人是什么?!”

老同志一脸平静,狡黠地笑了笑,说:“你是人?那好,把你的人证拿出来看看……”

四周的人再一次哄笑起来。

只有一个人没笑,他是那个只有半个脚掌的中年人。他定定地望着眼前的一切,不知何时,眼里蓄满了泪水,不知道是委屈,是感激,还是仇恨。

Trên chuyến tàu lửa, một cô nhân viên đoàn tàu xinh đẹp đang trừng mắt nhìn một người trung niên trông dáng vẻ như là một công nhân, rồi lớn tiếng bảo: “Soát vé!”

Người trung niêm tìm kiếm khắp người một hồi, cuối cùng cũng tìm thấy, nhưng lại nắm trong tay không muốn đưa ra.

Cô nhân viên liếc xuống tay ông ra rồi cười một cách kỳ lạ: “Đây là vé trẻ em.”

Người trung niên đỏ ửng mặt, lúng túng nói: “Vé trẻ em và vé dành cho người tàn tật không phải cũng cùng một giá sao…?”

Giá vé trẻ em và vé dành cho người tàn tật đều bằng nửa giá vé bình thường, điều này đương nhiên là cô nhân viên biết rồi. Cô quan sát người trung niên đó rồi hỏi: “Ông là người tàn tật à?”

“Vâng, tôi là người tàn tật.” Ông ta trả lời.

“Vậy ông cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.”

Người trung niên bắt đầu luống cuống, nói: “Tôi… tôi không có giấy chứng nhận tàn tật. Lúc mua vé, nhân viên bán vé cũng hỏi tôi giấy chứng nhận tàn tật, không còn cách nào nên tôi mới mua vé trẻ em.”

Cô nhân viên cười lạnh: “Không có giấy chứng nhận tàn tật thì làm sao có thể chứng minh ông là người tàn tật hả?”

Người trung niên không nói gì, chỉ lặng lẽ tháo giày ra, rồi bẻ ống quần lên, ông ta chỉ còn nửa bàn chân.

Cô nhân viên liếc nhìn rồi nói: “Cái tôi muốn xem là giấy tờ chứng minh, trên đó có in rõ ràng ‘Giấy chứng nhận tàn tật”, có đóng dấu của Hội liên hiệp người tàn tật.”

Người trung niên vẻ mặt ảo não giải thích: “Tôi không có hộ khẩu địa phương nên người ta không cấp giấy chứng nhận tàn tật cho tôi. Vả lại, tôi làm việc ở công trường tư nhân, sau khi xảy ra tai nạn, ông chủ đã bỏ trốn mất, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện làm giám định…”

Trưởng tàu nghe thấy, bước đến hỏi rõ tình hình.

Người trung niên đó lại một lần nữa nói rõ mọi chuyện với trưởng tàu, bảo mình là người tàn tật và chỉ mua một tấm vé có giá trị bằng với giá của vé dành cho người tàn tật…

Trưởng tàu cũng hỏi: “Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?”

Người trung niên bảo ông không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó bèn cho tàu trưởng xem nửa bàn chân của mình.

Trưởng tàu chẳng buồn ngó ngàng đến, mà nói với vẻ bực bội: “Chúng tôi chỉ cần xem giấy tờ chứ không cần xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật mới đúng là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng đãi ngộ của người tàn tật. Anh mau bù thêm tiền vé đi.”

Người trung niên ủ rũ.

Ông lục tìm khắp các túi trên người và cả hành lý, chỉ có vài đồng, vốn chẳng đủ để bù thêm tiền vé. Ông nghẹn ngào nói với trưởng tàu: “Bàn chân của tôi sau khi bị máy giập mất một nửa thì không còn làm việc được nữa. Không có tiền, ngay cả về quê cũng không được. Tấm vé nửa giá này cũng nhờ những người đồng hương mua cho tôi. Xin anh rộng lòng tha cho tôi.”

Trưởng tàu nhất quyết bảo: “Việc này không được.”

Cô nhân viên nhân cơ hội đó bèn nói với trưởng tàu: “Hay để ông ta đi xúc than, xem như lao động nghĩa vụ vậy.”

Trưởng tàu suy nghĩ một hồi rồi nói: “Được.”

Một cụ già ngồi đối diện với người trung niên thấy gai mắt bèn đứng dậy, trừng mắt nhìn trưởng tàu, nói: “Anh có phải là đàn ông không?”

Trưởng tàu chẳng hiểu gì cả bèn hỏi: “Chuyện này thì có liên quan gì đến việc tôi có phải là đàn ông hay không?”

“Thì anh cứ trả lời cho tôi biết anh có phải là đàn ông không?”

“Tôi đương nhiên là đàn ông rồi!”

“Anh lấy gì chứng minh anh là đàn ông? Anh hãy đưa giấy chứng nhận đàn ông cho mọi người xem!”

Mọi người xung quanh đều cười ồ lên.

Trưởng tàu ngơ ngác nói: “Tôi đường đường là một người đàn ông đứng đây, chẳng lẽ còn giả mạo được sao?”

Cụ già lắc đầu, nói: “Tôi cũng như các người, chỉ cần xem giấy tờ chứ không cần xem người. Có giấy chứng nhận đàn ông thì là đàn ông, không có tức là không phải đàn ông.”

Trưởng tàu bị hỏi bất ngờ nên nhất thời không nghĩ ra lời nào để đối phó.

Cô nhân viên vội đứng ra giải vây cho trưởng tàu, cô ta nói với cụ già: “Tôi không phải là đàn ông, vậy ông có gì thì cứ nói với tôi.”

Cụ già chỉ vào mũi cô ta nói: “Cô vốn chẳng phải là người!”

Cô nhân viên giận đùng đùng la thét lên: “Miệng mồm ông nói năng đàng hoàng một chút, ông nói tôi không phải là người vậy là gì?”

Cụ già bình tĩnh cười lém lỉnh: “Cô là người? Vậy được, lấy giấy chứng nhận con người ra xem thử…”

Mọi người xung quanh lại một lần nữa cười ồ lên.

Chỉ có một người không cười, đó chính là người đàn ông trung niên chỉ còn nửa bàn chân ấy. Ông nhìn đăm đăm vào mọi thứ trước mắt, không biết tự lúc nào trong mắt ông đã chứa đầy nước mắt, không biết là do uất ức, cảm kích hay là thù hận.

0 responses on "“人”证 — GIẤY CHỨNG NHẬN CON NGƯỜI"

Leave a Message

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

top
Hán ngữ Hải Hà SG
X
Chuyển đến thanh công cụ