中元鬼节的由来 Nguồn gốc Tết Trung Nguyên – Tết cô hồn

 

Ở Trung Quốc, ngày 15 tháng 5 âm lịch hằng năm dân gian gọi là “Tết ma” (Tết cô hồn), cũng chính là Tết Trung Nguyên.

Nguồn gốc của “Tết cô hồn” bắt nguồn từ “Hội Vu Lan Bồn” của Phật giáo, một pháp hội lớn do Mục Kiền Liên – đệ tử của Phật Thích Ca – tổ chức vào ngày 15 tháng 7 nhằm siêu độ vong hồn nơi địa ngục, từ đó cứu mẹ mình – vốn bị đọa vào đường Ngạ Quỷ – thoát khỏi bể khổ. Ngày này về sau được gọi là “lễ Vu Lan”, còn được gọi là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo Đại Thừa. Ban đầu, ngày lễ Vu Lan vốn không liên quan gì đến Tết Trung Nguyên của Trung Quốc, nhưng do ngày Trung Nguyên Địa Quan xá tội trong Đạo giáo của Trung Quốc vừa khéo cũng vào ngày này, cho nên ngày lễ Vu Lan được dung hợp với ngày Tết Trung Nguyên, hình thành ngày lễ tết truyền thống của dân gian Trung Quốc – Tết cô hồn Trung Nguyên.

Tương truyền vào ngày này, Diêm Vương sẽ mở “Quỷ môn quan”, để các hồn ma bị nhốt ở Minh giới ra hoạt động tự do, mãi đến hết tháng 7 mới có thể trở về Địa phủ. Vì thế, vào ngày Tết Trung Nguyên, dân gian Trung Quốc có tập tục cúng bái người thân đã khuất, đốt tiền giấy, thả đèn nổi trên sông, làm pháp sự để cầu phù hộ, tiêu tai tăng phúc.

Ngày lễ Vu Lan cũng thịnh hành ở Việt Nam, ngày này còn được gọi là ngày Xá tội vong nhân. Theo tín ngưỡng dân gian, đây là ngày mà các vong hồn nơi địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Vào ngày này, ngoài việc cúng tổ tiên, dân gian Việt Nam còn tổ chức lễ cúng cô hồn cho các vong linh bơ vơ, không có thân nhân thờ cúng.

0 responses on "中元鬼节的由来 Nguồn gốc Tết Trung Nguyên - Tết cô hồn"

Leave a Message

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

top
Hán ngữ Hải Hà SG
X
Chuyển đến thanh công cụ