越南是世界上少数几个使用农历的国家之一,也是少数几个全国过春节的国家之一。
春节是越南民间最大也最热闹的传统节日。越南人也视春节为辞旧迎新的日子,一般从农历12月中旬开始办年货准备过年,而历来越南春节最不可少的大概要数鲜花、年粽、春联、爆竹了。
花市是越南春节重要活动之一。比如河内,春节前约10天,花市就开始热闹。越南人最爱的年花有剑兰、大丽菊、金桔梅花和桃花。除了鲜花、盆景,花市还出售各式气球、彩灯、玩具、年画、春联、年历等,把相连的几条街道装点得五彩缤纷,喜气洋洋。
糯米 猪肉 绿豆沙做年粽
越南人过春节也有贴春联习惯。以前春联用汉字书写,文字拼音(越字)化以后,现在大部分春联改用越字,每个越字是一个方块,自成风格。
另外,越南人也爱在家里贴上“福”字样和福、禄、寿星的形象,还有各种传统年画,表达对新年的美好祝愿与向往。
本地华人过春节必备年糕等食品,越南人也不例外,其中最具民族特色的是年粽和糯米饼。
年粽做法跟中国做的粽子差不多,不过越南年粽是方形的,而且大得多,一般用300克糯米做成,内包上100克猪肉和150克绿豆沙做馅,外裹野芋叶。传说年粽象征大地,绿色显示生机勃勃,猪肉和绿豆沙代表飞禽走兽草木繁生。 另有圆形的糯米饼象征高天。
从前越南人过年也放爆竹,不过1995年起越南政府已禁止民间在春节期间燃放烟花爆竹。
华人过年有除夕守岁习俗,越南人也一样。除夕夜人们便穿上节日盛装,不约而同涌上街头,妇女穿上越南旗袍(长衫)。零时交子,节日气氛达到高潮。随后人们到寺庙朝拜、同时会采一根开满绿叶的树枝回家。这风俗叫“采绿”。在越南语中,“绿”和“禄”同音。“采绿”就是“采禄”,意味着把吉祥如意带回家。
新春第一位客人会带来好运
越南人过春节照例放几天假,也有到亲友家拜年的风俗。最早到家里拜 年的客人特别受重视,据说他会给主人带来好运。越南人称之为“冲家”或“冲地”,其意义跟“冲喜”接近。因此越南人通常会约请自己最亲近与最尊敬的朋友,作为新春的第一位客人。
除了亲友间互相拜访,新春期间越南各地街头、公园和公共娱乐场所,连续几天举行各种文娱活动,演出越南传统戏剧、歌舞、杂技、武术、摔跤、舞狮等,还有荡秋千、下人棋、斗鸡、赌鱼虾蟹、赌大小等民间活动,整个越南沉浸在节日气氛之中。
Việt Nam là một trong số ít những quốc gia sử dụng lịch âm, và cũng là một trong những quốc gia có tập tục đón Tết mừng xuân.
Tết là một lễ hội truyền thống lớn nhất Việt Nam, người Việt Nam coi Tết là dịp mọi người đoàn tụ cùng nhau tiễn năm cũ, đón năm mới. Việc đón Tết bình thường được chuẩn bị từ khoảng giữa tháng 12 âm lịch, công việc chuẩn bị đón Tết thường không thể thiếu hoa tươi, bánh chưng, câu đối, pháo …
Chợ Hoa ngày Tết là một trong những hoạt động chủ yếu nhất của Tết Việt Nam. Như chợ hoa Hà Nội, trước Tết khoảng mười ngày, chợ hoa đã bắt đầu nhộn nhịp. Trong những ngày Tết, người Việt Nam thích nhất là cắm các loại hoa như : hoa lan, hoa cúc đại đóa, quất, mai, đào … Ngoài hoa và chậu cảnh, trong chợ hoa còn bày bán các loại bóng bay, đèn lồng, đồ chơi, tranh tết, câu đối, lịch mới v.v… Hai bên đường còn được trang trí sặc sỡ, nhiều màu sắc vui tươi, nối tiếp nhau qua nhiều dãy phố, khiến người xem cảm nhận được một không khí vui vẻ, rộn ràng hạnh phúc.
Bánh chưng gạo nếp, thịt lợn, đậu xanh.
Người Việt Nam cũng có phong tục dán câu đối tết vào năm mới. Trước kia người Việt viết câu đối bằng chữ Hán, nhưng sau này sử dụng chữ La Tinh(chữ Việt), mọi người bắt đầu chuyển sang viết câu đối bằng thư pháp chữ Việt, mỗi một chữ được viết thành một hình vuông, tạo thành một phong cách riêng rất độc đáo.
Ngoài ra, người Việt Nam cũng có thói quen dán chữ “Phúc” trong nhà, bày tượng Phúc, Lộc, Thọ và các loại tranh tết truyền thống khác. Nhằm mong ước đem lại một năm mới tốt đẹp hơn.
Người Hoa sống tại Việt Nam có thói quen chuẩn bị bánh tổ và các loại thực phẩm cho Tết, người Việt Nam cũng tương tự, đặc biệt là phải có bánh chưng và bánh dày.
Cách làm bánh chưng cũng giống như cách làm bánh ú của người Trung Quốc, chỉ khác là bánh chưng của Việt Nam gói thành hình vuông, và to hơn rất nhiều. Thường thì một chiếc bánh chưng được làm bằng ba lạng gạo nếp, ở giữa là một lạng nhân thịt và một lạng rưỡi nhân đậu xanh, bên ngoài được gói bằng lá dong. Theo truyền thuyết thì hình vuông của bánh chưng tượng trưng cho mặt đất bao la, màu xanh của lá dong tượng trưng cho sức sống mơn mởn, thịt lợn và đậu xanh tượng trưng cho sự phát triển sản xuất của đàn gia súc, gia cầm và bội thu nông sản. Còn bánh dày hình tròn thì tượng trưng cho trời cao.
Trước kia ở Việt Nam cũng có phong tục đốt pháo vào dịp Tết, nhưng kể từ năm 1995 trở lại đây, chính phủ Việt Nam đã có lệnh nghiêm cấm việc đốt pháo vào ngày Tết.
Người Hoa có tập tục “đón giao thừa” vào đêm giao thừa, người Việt Nam cũng vậy. Vào đêm giao thừa, ai ai cũng mặc trên mình những bộ quần áo mới, tất cả kéo nhau ra đường, phụ nữ mặc trên mình những tà áo dài truyền thống. Khi chuông đồng hồ điểm đúng mười hai giờ, không khí và niềm vui đón năm mới đạt tới mức tột đỉnh, mọi người kéo nhau đi đền chùa thắp hương, đồng thời bẻ một cành cây nhiều lá xanh mang về nhà, phong tục này được gọi là “hái lục”, vì trong ngôn ngữ Việt Nam, từ “Lục” và từ “Lộc” được phát âm gần giống nhau, nên “hái Lục” chính là “hái Lộc”, nhằm tượng trưng cho việc mang lại cát tường như ý cho gia đình.
Vị khách đầu tiên sẽ mang lại điều may mắn
Theo truyền thống, ngày Tết tại Việt Nam được nghỉ lễ vài ngày, cũng có phong tục qua lại chúc tết người thân, họ hàng, bè bạn. Người đến chúc Tết gia đình đầu tiên sẽ nhận được sự trân trọng đặc biệt, theo phong tục, thì người đến chúc Tết đầu tiên sẽ đem lại nhiều may mắn. Người Việt Nam gọi tập tục này là “xông nhà” hoặc “xông đất”, cũng gần giống như tục lệ “xông hỉ”. Vì thế, thông thường người Việt Nam sẽ hẹn trước một người thân thiết và gần gũi nhất đến làm vị khách đầu tiên trong năm mới của gia đình.
Ngoài sự thăm hỏi giữa gia đình và bè bạn, trên các đường phố, công viên, và những nơi giải trí công cộng còn tổ chức các cuộc biểu diễn văn nghệ, các chương trình giải trí mang tính chất truyền thống dân tộc phong phú như : ca múa nhạc, xiếc, võ thuật, đấu vật, múa lân, một số nơi còn có rối nước, cờ người, chọi gà, bầu cua, tài xỉu v.v… Cả nước Việt Nam như chìm đắm trong không khí tưng bừng của lễ hội mùa xuân.
Hồng Ân
0 responses on "越南人过春节 — NGƯỜI VIỆT NAM ĐÓN TẾT"