Liên hệ ! 0906 778 713 | nshaihasg@gmail.com

Setup Menus in Admin Panel

观音菩萨 — QUAN ÂM BỒ TÁT

普萨山与山西五台山、四川峨眉山、安徽九华山合称四大佛山,也是四大菩萨观世音、文殊、普贤和地藏的四大道场。

观世音为佛国众菩萨的首席,她在世俗中的知名度和影响,决不低于如来佛,特别在妇女信徒心目中的地位,甚至超过了释迦。菩萨在佛国中的地位仅次于佛,又叫“大士”。菩萨的意思是“觉有情”、“道众生”。他们的职责是协助佛普度众生到极乐世界去,了却一切烦恼,永远欢乐。

佛国第一菩萨观世音,又叫“观自在”、“观音大士”。唐代因避太宗李世民名讳,略去“世”字,简称“观音”。何谓“观世音”?是说芸芸众生受苦受难时,念诵其名,菩萨就会“观”到个声音,立即前去解救。“观世音”个名字本身,就显示了位菩萨的大慈大悲和无边法力。

今天人们所熟知的端庄美丽、楚楚动人的观音菩萨,最初的原形是古印度的婆罗门教中一对可爱的孪生小马驹,所以又叫双马童神,象征着慈悲和善。它们神通广大,能使盲人复明、不孕者生子、公牛产奶、朽木开花。它们在古印度受到广泛信奉。佛教产生以后,神马驹渐次成为一位慈眉善目的菩萨,叫“马头观世音”,形象依旧是一匹小马驹。以后它又被人格化,塑造为男人身,于是观世音菩萨一跃而变为一位威猛伟丈夫。在佛教密宗至今还有一位马头观音,又叫马头明王,造型愤怒威猛,头有四面,分别为菩萨面、大瞋怒黑色面、大笑颜面,顶上是碧马头。

中国净土宗流传开以后,极乐世界的第二大神观音菩萨受到广泛崇敬。为了满足世俗的需要,观世音逐渐由男变女,成为一位大慈大悲的女菩萨。按佛教说法,观世音有33化身,其中即有一些女身。以后观世音不再亦男亦女,而固定为一女性菩萨,一改变深受俗众欢迎。

观世音传人中国以后,逐渐被彻底汉化,她的国籍、民族,以至性别,全都按照中国人的意愿脱胎换骨了。观世音甚至被附会为汉家的公主,把她说成是楚庄王(妙庄王)的三女儿妙音。

观世音所住的普陀山,据说本在印度的海岛上。距中国太遥远,中国佛教徒想去朝拜很是不易,于是舍远就近,在中国替观音寻觅了一处道场,就是浙江舟山群岛的梅岑岛。梅岑岛风景旖旎,被誉为“海上第一名山”。相传唐时有个印度僧人在岛上的潮音古洞焚烧十指,礼拜观音,洞内忽放异彩,观音感召现身。于是里被传为观音显圣地。以后日本僧人从五台山迎奉了一尊观音像回国,途经里时,突遇风暴,船不能行。他们认定是观音菩萨不愿东去,遂把像留在岛上,人们便依此建了一坐“不肯去观音院”。宋代,神宗皇帝下令在岛上建“宝陀观音寺”(就是今天的普济寺),把观音作为主神供奉,观音道场正式形成。此后,梅岑山便被观音住处“普陀洛伽”所代替,原名倒渐渐潭没了。

中国佛教将阴历二月十九定为观音诞辰日,六月十九为观音成道日,九月十九为观音出家日,统称“观音香会”。民间又有观音送子的说法,每逢观音香会时,来普陀求福求子的摩肩接踵,纷至沓来,成为规模宏大的盛会。

Núi Phổ Đà, núi Ngũ Đài ở Sơn Tây, núi Nga Mi ở Tứ Xuyên, núi Cửu Hoa ở An Huy được gọi chung là “Tứ đại Phật sơn” (bốn ngọn núi lớn của Phật giáo), cũng là bốn đạo trường lớn của bốn vị Bồ Tát: Quan Thế Âm Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Địa Tạng Bồ Tát.

Quan Thế Âm là vị Bồ Tát cao nhất trong các Bồ Tát của Phật giáo, mức độ nổi tiếng và sức ảnh hưởng của bà trong nhân gian không thua gì Như Lai Phật Tổ, đặc biệt là địa vị của bà trong tâm trí các tín đồ nữ thậm chí còn vượt cả Phật Thích Ca. Địa vị của Bồ Tát ở Phật quốc chỉ thấp hơn Phật, còn gọi là “đại sĩ”. Ý nghĩa của “Bồ Tát” là “giác hữu tình” (thức tỉnh loài hữu tình), “đạo chúng sinh” (dẫn dắt chúng sinh). Trách nhiệm của các Bồ Tát là phò trợ Phật Tổ phổ độ chúng sinh tới miền cực lạc, chấm dứt mọi phiền não, được vui vẻ mãi mãi.

Quan Thế Âm Bồ Tát đứng đầu Phật quốc, còn gọi là “Quan tự tại”, “Quan Âm đại sĩ”. Thời Đường, để tránh với tên húy của Thái Tông hoàng đế Lý Thế Dân, nên lược bỏ chữ “Thế”, gọi tắt là “Quan Âm”. Sao lại gọi là “Quan Thế Âm”? Ý nói là khi đông đảo chúng sinh chịu khổ chịu nạn tụng niệm tên người, “Bồ Tát” sẽ “nghe thấy” những âm thanh này, tức thì đến để giải cứu. Bản thân tên “Quan Thế Âm” đã thể hiện rõ lòng đại từ đại bi và pháp lực vô biên của vị Bồ Tát này.

Quan Âm Bồ Tát trang nghiêm mĩ lệ, thanh tú kiều diễm mà mọi người quen thuộc ngày nay vốn có hình tượng ban đầu là một cặp ngựa non song sinh đáng yêu trong đạo Bà La Môn thời Ấn Độ cổ, vì vậy còn gọi là “song mã đồng thần”, tượng trưng cho sự từ bi lương thiện. Chúng thần thông quảng đại, có thể khiến người mù sáng lại mắt, người bị vô sinh sinh được con, bò đực có sữa, gỗ mục nở hoa. Chúng được tin thờ rộng rãi vào thời Ấn Độ cổ. Sau khi Phật giáo ra đời, ngựa thần dần biến thành một vị Bồ Tát có nét mặt từ bi, gọi là “Quan Thế Âm đầu ngựa”, hình dáng vẫn giống như một chú ngựa con. Sau này, lại được nhân cách hóa, được tạo dáng là nam nhân, thế là Quan Thế Âm Bồ Tát thoắt cái biến thành một bậc trượng phu cao lớn uy nghi. Trong phái Mật Tông của Phật giáo đến nay vẫn còn hình tượng một vị Quan Âm đầu ngựa, còn gọi là “Mã Đầu Minh Vương”, tượng được tạo hình với sự phẫn nộ uy mãnh, đầu có bốn mặt, lần lượt là mặt Quan Âm, mặt đen đang trừng mắt giận dữ, mặt cười sảng khoái, trên đỉnh là đầu ngựa màu xanh.

Sau khi Tịnh Độ Tông được lưu truyền vào Trung Quốc, vị thần lớn thứ hai của thế giới cực lạc là Quan Âm Bồ Tát được sùng kính rộng rãi. Để đáp ứng nhu cầu của nhân thế, Quan Thế Âm dần dần từ nam hóa thành nữ, trở thành một nữ Bồ Tát đại từ đại bi. Theo cách nói của Phật giáo, Quan Thế Âm có 33 hóa thân, trong đó có một số là hóa thân nữ giới. Về sau, Quan Thế Âm không còn lúc nam lúc nữ nữa, mà cố định là một nữ Bồ Tát, sự thay đổi này rất được quần chúng ưa thích.

Sau khi Quan Thế Âm được truyền vào Trung Quốc, dần bị Hán hóa triệt để, quốc tịch, dân tộc, thậm chí giới tính của bà, tất cả đều theo ý nguyện của người Trung Quốc mà “thay hình đổi dạng”. Quan Thế Âm thậm chí còn bị gán ghép là công chúa nhà Hán, bà trở thành con gái thứ ba của Sở Trang Vương (Diệu Trang Vương) tên là Diệu Âm.

Núi Phổ Đà, nơi Quan Thế Âm trú ngụ, tương truyền vốn ở trên một hải đảo của Ấn Độ, cách Trung Quốc xa vời vợi, các tín đồ Phật giáo Trung Quốc muốn đi dâng hương là chuyện không dễ dàng. Thế là họ “bỏ xa tìm gần”, tìm cho Quan Âm Bồ Tát một đạo trường ở Trung Quốc, đó chính là đảo Mai Sầm trên quần đảo Châu Sơn, tỉnh Chiết Giang. Đảo Mai Sầm phong cảnh tươi đẹp, được mệnh danh là “đệ nhất danh sơn trên biển”. Tương truyền thời Đường có một nhà sư người Ấn Độ đã thiêu 10 ngón tay trong động cổ Triều Âm để lễ bái Quan Âm, trong động đột nhiên phát ra ánh sáng dị thường, Quan Âm đã cảm động hiện thân. Thế là nơi đây được lưu truyền là thánh địa hiện thân của Quan Âm. Sau này, các nhà sư Nhật Bản đã thỉnh một pho tượng Quan Âm từ Ngũ Đài sơn về nước, lúc đi qua nơi này, đột nhiên gặp gió bão, thuyền không chạy được. Họ cho rằng đó là Quan Âm không muốn đi về phía Đông, bèn đặt tượng lại trên đảo, mọi người liền theo đó xây một tòa “Bất khẳng khứ Quan Âm viện” (“chùa Quan Âm không chịu đi”). Thời Tống, hoàng đế Thần Tông hạ lệnh dựng một tòa “Bảo Đà Quan Âm tự” (chính là chùa Phổ Tế hiện nay) trên đảo, thờ phụng Quan Âm là chính, đạo trường Quan Âm chính thức hình thành. Về sau, núi Mai Sầm được thay thế bởi “Phổ Đà Lạc Ca”, chỗ ở của Quan Âm, còn tên gốc thì dần rơi vào quên lãng.

Phật giáo Trung Quốc định ngày 19 tháng 2 âm lịch là ngày Quan Âm giáng sinh, ngày 19 tháng 6 là ngày Quan Âm thành đạo, ngày 19 tháng 9 là ngày Quan Âm xuất gia, gọi chung là ‘Quan Âm hương hội”. Trong dân gian còn có cách nói “Quan Âm tống tử”, mỗi lần đến ngày “Quan Âm hương hội”, những người đến núi Phổ Đà cầu phúc, cầu con chen vai nối gót, nườm nượp kéo tới, trở thành ngày hội lớn với quy mô hoành tráng.

Văn Thanh (st và dịch)

0 responses on "观音菩萨 — QUAN ÂM BỒ TÁT"

    Leave a Message

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    X
    Chuyển đến thanh công cụ