见面 — GẶP MẶT

(一)一般见面礼节

1. Nghi lễ gặp mặt thông thường

握手礼比较正式。在第一次见面、送行等比较正式的场合使用。握手礼是几十年前从外国传进中国来的。和欧美人一样,中国的小辈、下级不可以主动要求和长辈、上级握手,男士也不可以主动要求和女士握手;与长辈、上级握手的时候要弯一下腰表示尊敬,等等。但是,中国的握手习惯和欧美的握手习惯有一点不同。在欧美,握手要用力,握手无力是不礼貌不热情的;而中国人握手时不太用力,只有在心情激动的时候(比如表示热烈欢迎、同意对方)才用力握手。第一次见面时,握手是轻轻的。小辈、下级、男士握长辈、上级、女士的手,常常只轻轻地握住手指部分。另外,在中国没有吻手礼,一男一女见面时可以握手,也可以不握。如果女士原来是坐着的,应该站起来跟对方握手。握手时男士要脱去手套,女士也要脱,而在欧美,女士可以不脱手套。

Nghi lễ bắt tay tương đối chính thức. Được sử dụng trong các trường hợp tương đối chính thức như lần đầu tiên gặp mặt, đưa tiễn. Nghi lễ bắt tay từ nước ngoài truyền vào Trung Quốc mấy mươi năm trước. Giống như người Âu – Mỹ, người trẻ và người cấp dưới ở Trung Quốc không được chủ động yêu cầu người lớn hoặc cấp trên bắt tay, nam giới cũng không được chủ động yêu cầu phụ nữ bắt tay; Khi bắt tay với người lớn và cấp trên thì cần phải khom lưng một chút để biểu thị sự kính trọng,… Nhưng thói quen bắt tay của người Trung Quốc và thói quen bắt tay của người Âu – Mỹ hơi khác nhau. Ở các nước Âu – Mỹ, bắt tay phải mạnh, bắt tay mà nhẹ là không lịch sự, không nhiệt tình; Còn người Trung Quốc khi bắt tay thì không mạnh lắm, chỉ khi nào có sự xúc động trong lòng (như biểu thị nhiệt liệt hoan nghênh, đồng ý với đối phương) mới bắt tay mạnh. Lần đầu tiên gặp mặt bắt tay rất nhẹ nhàng. Người trẻ, cấp dưới, nam giới khi bắt tay với người lớn, cấp trên và phụ nữ thì thông thường chỉ nắm nhẹ nhàng ở phần ngón tay. Ngoài ra, ở Trung Quốc không có nghi lễ hôn tay, nam nữ gặp nhau có thể bắt tay, cũng có thể không. Nếu người nữ vốn đang ngồi thì nên đứng lên khi bắt tay với đối phương. Khi bắt tay thì cả nam và nữ đều nên tháo bao tay ra, còn ở Âu – Mỹ thì người nữ có thể không cần tháo bao tay.

在中国,点头礼比握手礼随便,也更常用。一般两个人第一次见面时握手,以后见面只要点点头,打个招呼就可以了。

Ở Trung Quốc, nghi lễ gật đầu tự nhiên hơn và cũng thường dùng hơn nghi lễ bắt tay. Thông thường hai người gặp nhau lần đầu tiên sẽ bắt tay, về sau gặp mặt chỉ cần gật đầu, chào hỏi vài câu là được.

鞠躬礼是表示尊敬的正式礼节。如果对方年纪大、地位高,我们应该向他鞠躬。中国人不像日本人(特别是日本的售货员)那样看见每一个人都鞠躬。鞠躬的时候也不像日本人那样把上身弯得很低,在中国弯一点就可以了。一般见面只鞠一躬。在婚礼上,年轻夫妻向父母三鞠躬;葬礼上,活着的人向死去的人三鞠躬。

Cúi gập mình là lễ nghi chính thức biểu thị sự tôn kính. Nếu đối phương lớn tuổi, địa vị cao, chúng ta nên cúi gập mình trước họ. Người Trung Quốc không giống như người Nhật (đặc biệt là người bán hàng ở Nhật) gặp người nào cũng cúi gập mình. Lúc cúi gập mình cũng không giống như người Nhật cúi gập mình thật thấp, ở Trung Quốc chỉ cần cúi người xuống một chút là được. Thông thường gặp nhau chỉ cúi gập một chút thôi. Trong đám cưới, đôi vợ chồng trẻ cúi gập mình trước cha mẹ ba lần; Trong tang lễ, người sống cũng cúi gập mình trước người chết ba lần.

在中国,你很少看见人们拥抱和亲吻。中国人不喜欢太多的身体接触,成年的父子、母女之间也不常拥抱,一般的男女熟人更不可以拥抱亲吻。中国人也不喜欢在大家面前表露自己的感情,所以恋人、夫妻也不会在公共场合拥抱、亲吻。拥抱、亲吻小孩子没有限制。

Ở Trung Quốc, bạn rất ít khi nhìn thấy mọi người ôm và hôn. Người Trung Quốc không thích tiếp xúc cơ thể quá nhiều, giữa cha mẹ và con cái đã lớn cũng ít khi ôm nhau, nam nữ quen biết thông thường càng không được ôm hôn. Người Trung Quốc cũng không thích biểu lộ tình cảm trước mặt mọi người, cho nên giữa vợ chồng, người yêu cũng không ôm hôn ở nơi công cộng. Ôm, hôn trẻ nhỏ thì không có gì hạn chế.

(二)传统礼节

2. Nghi lễ truyền thống

传统礼节保留到现在的只有叩头和拱手。

Nghi lễ truyền thống còn giữ lại cho đến ngày nay chỉ có rập đầu và chắp tay vái.

两个膝盖碰地叫跪,如果头碰地叫做叩头或磕头,是中国古代的常用礼节。在古代,子女每天早上向父母问候的时候都要叩头,臣子见皇帝每次都要叩三个头。民间有重要的事(结婚、请求、出远门、拜祖先等)时,要叩三个头。清朝以后,叩头礼改成了鞠躬礼,所以婚礼和葬礼上要三鞠躬。现在,日常生活中已经很少行叩头礼了,只有祭拜祖先、神佛的时候用。表示非常尊敬、非常感激或哀求别人时,也可以跪下。中国还有一句俗话叫“男儿膝下有黄金”,意思是不能随便跪下。

Hai đầu gối chạm đất gọi là quỳ, nếu đầu cũng chạm đất gọi là rập đầu hoặc dập đầu, đây là nghi lễ thường dùng thời xưa ở Trung Quốc. Vào thời đó, con cái mỗi sáng khi đến thăm hỏi sức khỏe cha mẹ đều phải rập đầu, mỗi lần thần tử gặp hoàng đế đều phải rập đầu ba lần. Khi có những việc trọng đại trong dân gian (như kết hôn, thỉnh cầu, đi xa, bái tổ tiên), đều phải rập đầu ba lần. Sau đời Thanh, nghi lễ rập đầu đã đổi thành nghi lễ cúi gập mình, cho nên trong kết hôn và tang lễ cần cúi gập mình ba lần. Hiện nay, trong cuộc sống hàng ngày rất ít khi hành lễ rập đầu, chỉ khi tế bái tổ tiên, thần Phật mới dùng nghi lễ này. Khi biểu thị vô cùng kính trọng, vô cùng cảm kích hoặc van nài người khác cũng có thể quỳ xuống. Người Trung Quốc còn có một câu tục ngữ “Dưới gối đàn ông có dát vàng”, có nghĩa là người đàn ông không được tùy tiện quỳ xuống.

拱手,也叫抱拳或作揖,就是两只手在胸前握成一个拳头。现在种礼节只有在向别人请求和拜年的时候才用。拱手和鞠躬常常一起做。

Cung tay, cũng gọi là ôm quyền hoặc chắp tay hành lễ, chính là hai tay nắm lại thành quyền để trước ngực. Hiện nay, nghi lễ này chỉ khi van nài hoặc chúc tết người khác mới sử dụng. Cung tay và khom mình thường làm cùng một lúc.

双手合什是佛教的礼节。中国汉族、藏族、蒙古族等有很多人信佛教,不过,在寺庙外面,他们很少行合什礼。有些民族,如傣族,全族人都信佛教,他们见面的礼节就是合什礼。

Hai tay chắp lại là nghi lễ của Phật giáo. Các dân tộc như Hán, Tạng, Mông Cổ của Trung Quốc có rất nhiều người tín ngưỡng Phật giáo, nhưng, khi ở ngoài chùa miếu, họ ít khi hành lễ như vậy. Có một số dân tộc như dân tộc Thái, tất cả họ đều tín ngưỡng đạo Phật, nên khi gặp nhau họ đều chắp tay hành lễ.

三)见面话题

3. Đầu đề câu chuyện lúc gặp nhau

有些外国人(特别是欧美人)常常觉得中国人太喜欢管别人的事了。刚刚认识,他就会问“你住在哪儿?”,甚至还会问“你家里有多少人?”“你结婚了吗?”。有些外国人觉得问别人样的问题不礼貌。

Có một số người nước ngoài (đặc biệt là người Âu Mỹ) thường cảm thấy người Trung Quốc rất thích quản chuyện của người khác. Vừa mới quen biết họ đã hỏi “Anh sống ở đâu?”, thậm chí còn hỏi “Nhà anh có mấy người?” “Anh có gia đình chưa?”. Một số người nước ngoài cảm thấy hỏi người khác những vấn đề như vậy là bất lịch sự.

其实,在中国,些是第一次见面时常问的问题。中国人认为,是了解对方的最简单最直接的办法。了解对方的情况,才知道以后怎样对待他。比如,知道了对方是老师,你可以称他为“X老师”;知道了对方是干部,你就要对他尊敬一些;知道对方身体不好,你就应该多照顾他一些。

Kỳ thực, ở Trung Quốc, đây là những vấn đề thường hỏi trong lần đầu tiên gặp gỡ. Người Trung Quốc cho rằng, đây là biện pháp đơn giản và trực tiếp nhất để hiểu đối phương. Hiểu được tình hình của đối phương thì mới biết sau này phải đối xử với họ như thế nào. Ví dụ: Biết được đối phương là giáo viên, bạn có thể gọi đối phương là “thầy (cô) x”; Biết được đối phương là cán bộ thì bạn cần phải tôn trọng họ một chút; Biết được sức khỏe của đối phương không tốt thì bạn nên quan tâm đến anh ta nhiều hơn.

另外,谈话时要避免提到对方不喜欢的事。那么,怎么知道对方不喜欢什么呢?当然是从了解他的基本情况开始。比如,知道对方在烟厂工作,你就不要说“讨厌香烟”之类的话;知道对方结了婚却没有孩子,那么你最好不要多谈孩子,因为没有孩子可能是对方最伤心的事。

Ngoài ra, trong lúc nói chuyện thì nên tránh những vấn đề mà đối phương không thích. Nhưng làm sao để biết đối phương không thích cái gì? Đương nhiên là phải bắt đầu từ việc tìm hiểu tình hình cơ bản của đối phương. Ví dụ: Biết đối phương làm việc ở nhà máy thuốc lá, bạn không nên nói những lời như “ghét thuốc lá” chẳng hạn; Biết đối phương đã kết hôn nhưng vẫn chưa có con, vậy thì tốt nhất là bạn không nên nói nhiều chuyện con cái với họ, bởi vì không có con có thể là chuyện làm cho họ đau lòng nhất.

如果你在聊天时因为不了解情况而说错话,使对方不高兴,那么你们就不能继续谈话,更不可能成为朋友了。

Nếu như trong lúc nói chuyện, vì không hiểu được tình hình của đối phương mà bạn nói lỡ lời, sẽ làm cho đối phương không vui, như vậy các bạn sẽ không thể tiếp tục nói chuyện, càng không thể trở thành bạn bè được.

所以,在中国,当别人问你些问题的时候,请不要奇怪,更不要生气。对方愿意了解你,是因为他想和你交朋友。如果你不喜欢谈你的个人情况,你可以告诉他“对不起,我不习惯(不喜欢)谈些”。你也可以反问他,中国人一般都很愿意把自己的情况告诉对方。

Cho nên, ở Trung Quốc, khi người khác hỏi bạn những vấn đề này thì bạn đừng cảm thấy lạ, càng không nên tức giận. Đối phương muốn hiểu bạn, vì họ muốn kết bạn với bạn. Nếu bạn không thích nói về chuyện riêng của mình, bạn có thể nói với đối phương “Xin lỗi, tôi không quen (không thích) nói về những vấn đề này”. Bạn cũng có thể hỏi lại họ, người Trung Quốc thông thường đều rất muốn nói tình hình của mình với người khác.

熟悉了以后,谈论的话题就更多了,从国际大事到家庭小事,从社会现象到个人健康,可以无话不谈。

Sau khi đã thân quen rồi, những vấn đề được nói đến sẽ càng nhiều hơn, từ những vấn đề thời sự quốc tế đến những việc nhỏ nhặt trong gia đình, từ những hiện tượng xã hội đến sức khỏe cá nhân, có thể nói mọi chuyện.

Nguyễn Hoàn Toàn

0 responses on "见面 — GẶP MẶT"

Leave a Message

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

top
Hán ngữ Hải Hà SG
X
Chuyển đến thanh công cụ