Liên hệ ! 0906 778 713 | nshaihasg@gmail.com

Setup Menus in Admin Panel

石竹花——母亲花 — HOA CẨM CHƯỚNG – HOA CỦA TÌNH MẸ

说到石竹花,知道的人可能不多;可是提到康乃馨,人们就比较熟悉了。其实,我们常说的石竹花是包括中国石竹;美国石竹,又叫五彩石竹;香石竹,即人们常说的康乃馨、翟多等的总称。

Nói đến hoa cẩm chướng gấm, người biết có lẽ không nhiều; song nhắc đến cẩm chướng thì mọi người đã khá quen thuộc. Thực ra, hoa cẩm chướng mà chúng ta thường nói bao gồm loài cẩm chướng gấm Trung Quốc (Dianthus Chinese); cẩm chướng Mỹ, còn gọi là cẩm chướng thơm lùn (Dianthus barbatus); cẩm chướng thơm (Dianthus caryophyllus), tức tên gọi chung của cẩm chướng Tàu, cẩm chướng vườn…

石竹花在中国各地的花园、花坛、花盆中随处可以见到,是一种很普通的草花。在名花谱上怎么也数不到它的名字,是因为它姿容虽美,但品格高尚,总是默默无闻地奉献出自己的一切;就反而得不到人们的珍视,就连古代诗人也曾为此鸣不平呢。唐代诗人司空曙在《云阳寺石竹花》一诗中说:“野蝶难争,庭榴暗让红。谁怜芳最久,春露到秋风。”就是说石竹花花色繁多、花期又很长的特点。宋朝著名文学家王安石也咏《石竹花》:“春归幽谷始成丛,地面芬敷浅浅红;车马不临谁思赏,可怜亦能度春风。”

Tại các vườn hoa, bồn hoa, chậu hoa của Trung Quốc, cẩm chướng là một loài hoa rất phổ biến. Trong các bài hát nổi tiếng về hoa cũng đếm không hết tên của nó, bởi nó không những có dáng vẻ đẹp mà còn mang phẩm cách cao sang, lúc nào cũng âm thầm dâng hiến mọi thứ của mình; cho dù không có được sự quý trọng của mọi người, ngay các thi nhân thời xưa cũng từng bất bình thay cho nó. Nhà thơ thời Đường Tư Không Thự trong bài thơ “Hoa cẩm chướng ở Vân Dương tự” nói rằng: “Trắng trong bướm khó sánh; Trong sân lựu nhường hồng; Hương đượm ai người tiếc; Sương xuân gió thu mong” chính là nói đến đặc điểm đa dạng sắc màu và thời kì hoa thắm dài của cẩm chướng. Nhà văn nổi tiếng thời Tống Vương An Thạch cũng vịnh một bài “Hoa cẩm chướng”: “Xuân sang đồi vắng, những khóm bông; Mặt đất tràn hương lác đác hồng; Ngưạ xe ngựa chẳng đến ai người ngắm; Thương thay vẫn rộ cũng gió đông”.

石竹花就是样一种极为平凡的花。可是,就是种平凡的花,却成了母亲慈爱的象征,成了现代人纪念母亲节的标志。在中国,在欧美,乃至于在全世界人民的心目中,把思念母亲、敬爱母亲的感情,寄托于石竹花,石竹花成为赠送母亲不可缺少的礼品,可以样说,天下没有无母之人,石竹花也就成为无人不爱的花了。特别是从1913年5月,美国国会通过决议,把每年5月的第二个星期天定为“母亲节”以后,各国人民很快就接受了一节日,形成了敬爱母亲的风尚。有些国家还规定,“母亲节”一天,母亲健在的人佩戴红石竹花,母亲已去世的人佩戴石竹花。1934年5月,美国还首次发行“母亲节”纪念邮票。邮票图案是一幅画,画得是一位慈祥的母亲,双手交放在膝上,默默地凝视着前面的一瓶花,那瓶中插的就是一束鲜艳美丽的石竹花。

Hoa cẩm chướng chính là loài hoa hết sức bình dị như vậy. Thế nhưng, chính loài hoa bình dị nhường ấy lại trở thành biểu tượng của tình mẹ, trở thành tiêu chí kỉ niệm ngày lễ Mẹ. Ở Trung Quốc, ở các nước Âu Mĩ, thậm chí trong tâm khảm của người dân toàn thế giới, đều đem tấm lòng nhớ thương và kính yêu mẹ hiền gửi gắm vào hoa cẩm chướng, cẩm chướng đã trở thành một tặng phẩm không thể thiếu để kính dâng lên người mẹ, có thể nói thế này, trên đời này không ai không có mẹ, cẩm chướng cũng trở thành loài hoa không ai mà không yêu mến. Đặc biệt vào tháng 5 năm 1913, sau khi quốc hội nước Mỹ thông qua nghị quyết ấn định ngày chủ nhật tuần thứ hai của tháng 5 là ngày “Lễ mẹ”, người dân các nước rất nhanh chóng tiếp nhận ngày lễ này, hình thành một phong tục thời thượng để hiếu kính với mẹ. Một số quốc gia còn quy định, vào ngày “lễ mẹ”, những người còn mẹ thì đeo cẩm chướng đỏ, còn những người đã mất đi mẹ thì đeo cẩm chướng trắng. Tháng 5 năm 1934, nước Mĩ còn lần đầu tiên phát hành tem kỉ niệm “lễ mẹ”. Hoa văn trên tem là một bức họa, vẽ một người mẹ dáng vẻ hiền từ, hai tay bắt chéo đặt trên gối, lặng lẽ nhìn đăm đăm vào một bình hoa trước mặt, trong bình hoa ấy cắm một bó cẩm chướng tươi tắn rực rỡ.

石竹花在世界上许多国家成为纪念“母亲节”的标志,成为母亲慈爱的象征。其中就有一个鲜为人知的传说故事呢!

Cẩm chướng đã trở thành dấu ấn kỉ niệm ngày “lễ mẹ” của rất nhiều quốc gia trên thế giới, trở thành biểu tượng về tấm lòng hiền từ của người mẹ. Loài hoa này còn có một câu chuyện truyền thuyết mà ít người biết đến nữa đấy!

不知是哪朝哪代,在东北的一座大山中住着一户普通人家,姓石。老两口只有一个儿子名叫石竹。家里没有财产没有土地,全靠石老汉进山挖药为生。不幸的是石竹还刚呀呀学语的时候,石老汉在一次进山挖药时摔死了。从此,母子二人相依为命,日子过得更艰难。石竹妈一人挑起了抚养儿子的重担,她每天进山挖山货去换点粮食,掺和着野菜一起熬粥吃。就样一晃十多年过去了,石竹妈历尽千辛万苦,好不容易将石竹拉扯长大成一个十七八岁的大小伙子。

Không biết là vào thời đại nào, có một gia đình bình thường họ Thạch trú ở một ngọn núi lớn tại Đông Bắc. Hai vợ chồng chỉ có một đứa con trai tên là Thạch Trúc. Nhà không gia sản cũng không ruộng đất, dựa cả vào việc đào cây thuốc của ông Thạch để mưu sinh. Không may là đúng lúc Thạch Trúc còn đang ê a học nói thì ông Thạch trong một lần đi đào thuốc bị ngã mất mạng. Từ đó, hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống càng khó khăn hơn. Mẹ Thạch Trúc một mình gánh gánh nặng nuôi con, ngày ngày bà vào núi đào lâm thổ sản để đổi lấy chút lương thực, trộn với rau dại nấu cháo ăn. Cứ thế thời gian thấm thoát đã mười năm, mẹ Thạch Trúc chịu đủ muôn vàn cực khổ, khó khăn lắm mới nuôi lớn Thạch Trúc thành một chàng trai 17, 18 tuổi.

穷人家的孩子懂事早。石竹孩子样样都好,里里外外帮衬着妈妈。只是打小吃苦受穷,身子骨十分瘦弱,不但不能像别的小伙子一样独当一面地养活个家,让年迈的妈妈歇息歇息,而且从小就得了个见不得人的病——尿炕。十七八岁的大小伙子了,却不敢提娶媳妇的事。唉,又穷又有病,谁肯来作家的媳妇呢,儿子懂事不说,做娘的却是看在眼里疼在心里。

Con nhà nghèo hiểu chuyện sớm, Thạch Trúc là một cậu bé mọi mặt đều tốt, chuyện trong chuyện ngoài đều đỡ đần mẹ. Chỉ một nỗi do kham khổ từ nhỏ nên thân hình gầy nhom, chẳng những không thể giống các chàng trai khác, cậu phải một mình gánh vác gia đình để mẹ già được phút nghỉ ngơi, vậy mà còn mắc phải một chứng bệnh rất đáng xấu hổ từ nhỏ – chứng đái dầm. Đã là chàng trai 17, 18 tuổi đầu rồi mà vẫn không dám nói đến chuyện hôn nhân. Chậc, nhà nghèo lại bệnh tật, ai chịu đến làm dâu nhà này chứ, con hiểu chuyện sớm thì không nói, còn người làm mẹ thì nhìn cảnh trước mắt mà nhói đau trong lòng.

石竹妈从此进山就不挖山货了,她学着石老汉挖起了草药。可年纪大了,哪爬得了那丛山峻岭,钻得了那深山老林?再说,草药千千万万,哪一味能治好儿子的病呢?可石竹妈不畏山高路险,每天都去挖药,每次发现了新草药,她就自己先用口尝尝:辛的、苦的、麻的、涩的,做妈的先尝尽人间甘苦。有好几次,她被草药毒着了,肿了脸,红了眼,但她赶快吃些清热解毒的草药,终于又化险为夷。就样寻寻找找一年过去了,两年过去了,三年过去了,可能治好儿子病的草药还是没找到。

Từ đó, mẹ Thạch Trúc không vào núi đào lâm thổ sản nữa, bà học theo ông Thạch đào cây thuốc. Nhưng tuổi đã cao làm sao leo lên được núi non hiểm trở, xuyên được qua rừng sâu núi thẳm? Hơn nữa, cây thuốc nhiều vô kể, biết được vị thuốc nào chữa khỏi bệnh cho con trai? Thế nhưng mẹ Thạch Trúc không quản núi cao đường dốc, ngày nào cũng đi đào thuốc, mỗi lần phát hiện được một cây thuốc mới, bà đều tự mình nếm thử: vị cay, vị đắng, vị tê, vị chát, người làm mẹ đều nếm trước mọi cực khổ của thế gian. Có mấy lần bà bị trúng độc của dược thảo, mặt bị phồng, mắt ửng đỏ, nhưng bà lập tức ăn một số dược thảo thanh nhiệt giải độc, cuối cùng cũng chuyển nguy thành an. Bà cứ tìm mãi như vậy, một năm trôi qua, hai năm, ba năm trôi qua, nhưng cây thuốc chữa bệnh cho con vẫn chưa tìm được.

转眼到了第三年的五六月间,天,石竹拦住又要出门的妈妈,哭着说:“妈,别去了,我不治病,不娶媳妇了。您辛辛苦苦把我拉扯大,我不但没能报答您,反而拖累您,做儿子的实在对不起母亲啊。”石竹妈也含着热泪,摸着石竹的头说:“儿啊,做娘的知道你孝顺,但是,天下做母亲的哪能眼看儿子被病痛折磨而不去拯救呢?再说,如果找到了能治好你病的药,那就不但能治好你的病,也能治好天下有病的其他人,不但了却我个做妈的心事,也帮了其他做妈的人。”说完,她就毅然出门了。

Chớp mắt đã vào tháng 5, tháng 6 của năm thứ ba, hôm đó, Thạch Trúc cản người mẹ lại định ra ngoài của mình, khóc nói: “Mẹ, đừng đi nữa, con không chữa bệnh, không lấy vợ nữa đâu. Mẹ chịu bao khó nhọc nuôi con lớn khôn, con đã không báo hiếu được mà còn làm liên lụy đến mẹ, kẻ làm con thật thấy có lỗi lắm mẹ ơi!” Mẹ Thạch Trúc cũng ngân ngấn nước mắt, xoa đầu cậu bảo: “Con à, mẹ biết con hiếu thuận, thế nhưng, trong thiên hạ có người làm mẹ nào thấy con bị bệnh tật dày vò mà trơ mắt nhìn chứ? Hơn nữa, nếu tìm được thuốc chữa khỏi bệnh cho con, thì không chỉ chữa được bệnh của con mà còn chữa được căn bệnh này cho những người khác, không những trút bỏ được nỗi lòng này của mẹ mà còn giúp cho những người làm mẹ khác”. Nói xong, bà kiên quyết ra khỏi nhà.

一次她走得更远,爬得更高。可是奔波一天,还是没有什么新的发现。眼看天色已晚,山风阵阵,寒气袭人。石竹妈不免叹口气,心想今天走远了,今晚是赶不回去了。心里惦记着生病的儿子,更想到自己年岁越来越老了,到时候别说爬山,连路也走不动了,怎么能再去找药呢?她越想越急越伤心,禁不住老泪纵横,两串热滚滚的泪珠一直落到山石缝里。但没想到奇迹在时发生了,只见热泪倘过的山缝缝里,忽然长出一株花儿来。花株只有一尺来高,细条条的叶,枝顶生花。花朵不大,几朵小花聚合在一起像一把伞,粉红色的小花在山风吹拂下微微摆动,仿佛在向她问好。石竹妈赶紧揉揉眼睛,心想莫不是年纪大了,老眼昏花,在山野里过去怎么没有见过么漂亮的花?可睁眼一看,那花还在那里点头微笑。石竹妈正惊讶之余,又听见一个甜甜的姑娘的声音在说话:“老妈妈,把花全棵拔去,回家煎水给儿子喝,它可以治好你儿子的病。”石竹妈只听见声音不见人,山野之中只有那花儿在微笑。石竹妈顿时明了,是花仙在帮助她,为她儿子治病呢。石竹妈一高兴,人也来了精神,抬眼一看,啊,山野中星星点点长满了美丽的花儿呢。她赶紧拔了许多,抱着就往山下跑。

Lần này bà đi xa hơn, leo cao hơn. Thế nhưng bôn ba suốt một ngày vẫn không có phát hiện gì mới. Thấy sắc trời đã sẫm, gió núi từng hồi, hơi lạnh thốc tới, mẹ Thạch Trúc chỉ biết than một hơi, thầm nhủ hôm nay đi quá xa, tối nay không thể về kịp rồi. Lòng thương nhớ đứa con đau bệnh ở nhà, càng nghĩ đến tuổi tác mình ngày một già yếu, đến lúc đó đừng nói là leo núi, ngay cả đi đường cũng khó mà nhấc được chân, làm sao tìm thuốc đây? Bà càng nghĩ càng nóng ruột lẫn đau lòng, không nén được nước mắt dàn dụa, hai dòng lệ nóng bỏng cứ rơi lã chã xuống khe núi. Nhưng không ngờ kì tích lại xuất hiện vào lúc này, chỉ thấy chỗ khe núi nước mắt chảy qua bỗng mọc lên một cây hoa. Cây hoa này chỉ cao khoảng một thước, lá mảnh khảnh, trên ngọn nở hoa. Đóa hoa không lớn, mấy đóa hoa be bé chụm với nhau trông như một chiếc ô, đóa hoa bé nhỏ màu hồng khẽ lay động theo làn gió núi, dường như đang hỏi thăm bà. Mẹ Thạch Trúc dụi dụi mắt, nghĩ bụng không lẽ già rồi mắt hoa, tại sao trước giờ chưa từng thấy loài hoa đẹp như vậy ở núi hoang này? Nhưng mở mắt ra nhìn, bông hoa ấy vẫn đang ở đó gật đầu mỉm cười. Đang lúc mẹ Thạch Trúc còn chưa hết kinh ngạc thì lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào của một cô gái vang lên: “Bác gái ơi, hãy nhổ cả cây hoa này, về nhà nấu nước cho con trai uống, nó có thể chữa khỏi bệnh cho con trai bác.” Mẹ Thạch Trúc chỉ nghe tiếng mà không thấy người, trong núi thẳm chỉ thấy cây hoa ấy đang mỉm cười. Mẹ Thạch Trúc chợt hiểu ra, đó là tiên hoa đang giúp bà, chữa bệnh cho con bà đây mà. Mẹ Thạch Trúc hửng lòng, người cũng thấy lại tinh thần, ngước mắt nhìn, chao ôi, cả sơn dã trải li ti đầy những đóa hoa xinh xắn này. Bà nhanh chóng nhổ lấy thật nhiều, gói lại chạy xuống núi.

回到家,石竹正在着急,不知到哪儿去找妈妈。石竹妈高兴地一五一十把山上的奇遇告诉了石竹,并按照花仙的指点把采来的花连根煎水给石竹喝。药一煎好,只觉草屋里清香阵阵。石竹连服了三日,不但尿床的毛病治好了,人也变得精神多了,总觉得浑身有使不完的力气一样。石竹本来就是孝顺孩子,病一好,他就再也不要妈妈上山挖药去奔波劳累了。不久,他就娶了一房媳妇,一家人从此过着幸福的生活。

Khi bà về đến nhà, lúc ấy Thạch Trúc còn đang lo lắng, không biết đi đâu tìm mẹ. Mẹ Thạch Trúc liền đem đầu đuôi sự việc trên núi kể tường tận cho cậu, đồng thời làm theo chỉ dẫn của tiên hoa đem hoa hái được lấy cả rễ nấu nước cho cậu uống. Thuốc vừa nấu xong, chỉ thấy hương thơm ngan ngát cả phòng. Thạch Trúc uống liền ba ngày, không những dứt được chứng đái dầm mà người cũng trở nên phương phi hơn, cảm thấy như cả người tràn trề sức lực. Thạch Trúc vốn là đứa con hiếu thuận, bệnh khỏi rồi cậu không để mẹ phải cực khổ bôn tẩu lên núi hái thuốc nữa. Không lâu sau, chàng lấy một người vợ, cả nhà sống những tháng ngày hạnh phúc từ đó.

此后,石竹妈采药遇见花仙,并用花草治好了儿子石竹毛病的消息不径而走,很快传开了,凡得了类似那种毛病的穷人都来找石竹妈要花草去治病,没有不灵的。人们感激花仙,更明花仙也是被石竹妈的一片爱心所打动,才主动帮忙的。每次人们要找寻花草时,都叫不出它的名儿,只知道是石竹妈找的花能治病,便顺口叫它“石竹妈的花”,叫来叫去,就干脆叫“石竹花”了。

Về sau, câu chuyện mẹ Thạch Trúc đi hái thuốc gặp tiên hoa và dùng loài hoa này trị khỏi bệnh cho con trai tự nhiên được đồn đi, lan truyền nhanh chóng, phàm những người nghèo mắc phải chứng bệnh này đều đến chỗ mẹ Thạch Trúc xin cây hoa này để chữa bệnh, ai cũng khỏi được bệnh. Mọi người cảm kích tiên hoa, càng hiểu rõ rằng tiên hoa cũng vì cảm động bởi tấm lòng thương con của mẹ Thạch Trúc mới chủ động giúp đỡ. Mỗi lần mọi người muốn đi tìm cây thuốc này đều không biết gọi tên của nó, chỉ biết là loài hoa mà mẹ Thạch Trúc tìm thấy chữa được bệnh, liền thuận miệng gọi nó là “hoa của mẹ Thạch Trúc”, gọi tới gọi lui, bèn dứt khoát gọi nó là “hoa Thạch Trúc” (tên Hán Việt của hoa cẩm chướng) luôn.

至今,石竹花仍是一味中草药,对主治小便淋漓涩痛有特效。一直到现在,石竹花也仍是一种最平凡的花,它没有牡丹的富贵气派,月季的风流不败,芍药的娇艳多情,兰花的芳香自赏……可是它代表了母亲的伟大情怀。它像石竹的母亲一样,为了孩子不辞千辛万苦,为了后代默默奉献。天下没有无母之人,石竹也就成为无人不爱之花。

Đến nay, cẩm chướng vẫn là một vị dược thảo, có công hiệu đặc biệt trị chứng đi tiểu dầm và buốt. Mãi đến hôm nay, cẩm chướng vẫn là một loài hoa bình thường nhất, nó không mang vẻ quý phái như mẫu đơn, phong lưu ngạo nghễ như hoa hồng, kiều diễm đa tình như thược dược, cô độc tỏa hương như hoa lan… nhưng lại đại diện cho tình mẹ vĩ đại. Nó giống như mẹ Thạch Trúc, không quản trăm cực ngàn khổ vì con, thầm lặng cống hiến cho thế hệ sau. Thế gian không ai mà không có mẹ, cẩm chướng cũng trở thành loài hoa mà ai ai cũng thích.

石竹花,母亲花。

Cẩm chướng, hoa của tình mẹ.

Lê Khắc Kiều Lục

0 responses on "石竹花------母亲花 — HOA CẨM CHƯỚNG - HOA CỦA TÌNH MẸ"

    Leave a Message

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    X
    Chuyển đến thanh công cụ