23年前,有个年轻的女子流落到我们村,蓬头垢面,见人就傻笑,且毫不避讳地当众小便。因此,村里的媳妇们常对着那女子吐口水,有的媳妇还上前踹几脚,叫她“滚远些”。可她就是不走,依然傻笑着在村里转悠。
那时,我父亲已有35岁。他曾在石料场子干活被机器绞断了左手,又因家穷,一直没娶媳妇。奶奶见那女子还有几份姿色,就动了心思,决定收下她给我父亲做媳妇,等她给我 家“续上香火”后,再把她撵走.父亲虽老大不情愿,但看着家里这番光景,咬咬牙还是答应了。结果,父亲一分未花,就当了新郎。
娘生下我的时候,奶奶抱着我,瘪着没剩几颗牙的嘴,欣喜地说:“这疯婆娘,还给我生了个带把的孙子。”只是我一生下来,奶奶就把我抱走了,而且从不让娘靠近。
娘一直想抱抱我,多次在奶奶面前吃力地喊:“给,给我……”奶奶没理她。我那么小,像个肉嘟嘟,万一娘失手把我掉在地上怎么办?毕竟,娘是个疯子。每当娘有抱我的请求时,奶奶总瞪起眼睛训她:“你别想抱孩子,我不会给你的。要是我发现你偷抱了他,我就打死你。即使不打死,我也要把你撵走。”奶奶说这话时,没有半点儿含糊的意思。娘听懂了,满脸的惶恐,每次只是远远地看着我。尽管娘的奶胀得厉害,可我没能吃到娘的半口奶水,是奶奶一匙一匙把我喂大的。奶奶说娘的奶水里有“神经病”,要是传染给我就麻烦了。
那时,我家依然在贫困的泥潭里挣扎。特别是添了娘和我后,家里常常揭不开锅。奶奶决定把娘撵走,因为娘不但在家吃“闲饭”,时不时还惹是生非。
一天,奶奶煮了一大锅饭,亲手给娘添了一大碗,说:“媳妇儿,这个家太穷了,婆婆对不起你。你吃完这碗饭,就去找个富点儿的人家过日子,以后也不准来了,啊?”娘刚扒了一大团饭在口里,听了奶奶下的“逐客令”显得非常吃惊,一团饭就在嘴里凝滞了。娘望着奶奶怀中的我,口齿不清地哀叫:“不,不要……”奶奶猛地沉下脸,拿出威严的家长作风厉声吼到:“你这个疯婆娘,犟什么犟,犟下去没你的好果子吃。你本来就是到处流浪的,我收留了你两年了,你还要怎么样?吃完饭就走,听到没有?”说完奶奶从门后拿出一柄锄,像余太君的龙头杖似的往地上重重一磕,“咚”地发出一声响。娘吓了一大跳,怯怯地看着婆婆,又慢慢低下头去看面前的饭碗,有泪水落在白花花的米饭上。在逼视下,娘突然有个很奇怪的举动,她将碗中的饭分了一大半给另一只空碗,然后可怜巴巴地看着奶奶。奶奶呆了,原来,娘是向奶奶表示,每餐只吃半碗饭,只求别赶她走。心仿佛被人狠狠揪了几把,奶奶也是女人,她的强硬态度也是装出来的。奶奶别过头,生生地将热泪憋了回去,然后重新板起了脸说:“快吃快吃,吃了快走。在我家你会饿死的。”娘似乎绝望了,连那半碗饭也没吃,朗朗跄跄地出了门,却长时间站在门前不走。奶奶硬着心肠说:“你走,你走,不要回头。天底下富裕人家多着呢!”娘反而走拢来,一双手伸向婆婆怀里,原来,娘想抱抱我。奶奶忧郁了一下,还是将襁褓中的我递给了娘。娘第一次将我搂在怀里,咧开嘴笑了,笑得春风满面.奶奶却如临大敌,两手在我身下接着,生怕娘的疯劲一上来,将我像扔垃圾一样丢掉。娘抱我的时间不足三分钟,奶奶便迫不及待地将我夺了过去,然后转身进屋关上了门。
当我懵懵懂懂地晓事时,我才发现,除了我,别的小伙伴都有娘。我找父亲要,找奶奶要,他们说,你娘死了。可小伙伴却告诉我:“你娘是疯子,被你奶奶赶走了。”我便找奶奶扯皮,要她还我娘,还骂她是“狼外婆”,甚至将她端给我的饭菜泼了一地。那时我还没有“疯”的概念,只知道非常想念她,她长什么样?还活着吗?没想到,在我六岁那年,离家5年的娘居然回来了。
那天,几个小伙伴飞也似地跑来报信:“小树,快去看,你娘回来了,你的疯娘回来了。”我喜得屁颠屁颠的,撒腿就往外跑,父亲奶奶随着我也追了出来。这是我有记忆后第一次看到娘。她还是破衣烂衫,头发上还有些枯黄的碎草末,天知道是在那个草堆里过的夜。娘不敢进家门,却面对着我家,坐在村前稻场的石磙上,手里还拿着个脏兮兮的气球。当我和一群小伙伴站在她面前时,她急切地从我们中间搜寻她的儿子。娘终于盯住我,死死地盯住我,裂着嘴叫我:“小树……球……球”她站起来,不停地扬着手中的气球,讨好地往我怀里塞。我却一个劲儿地往后退。我大失所望,没想到我日思夜想的娘居然是这样一副形象。一个小伙伴在一旁起哄说:“小树,你现在知道疯子是什么样了吧?就是你娘这样的。”
我气愤地对小伙伴说:“她是你娘!你娘才是疯子,你娘才是这个样子。”我扭头就跑了。这个疯娘我不要了。奶奶和父亲却把娘领进了门。当年,奶奶撵走娘后,她的良心受到了拷问,随着一天天衰老,她的心再也硬不起来,所以主动留下了娘,而我老大不乐意,因为娘丢了我的面子。
我从没给娘好脸色看,从没跟她主动说过话,更没有喊她一声“娘”,我们之间的交流是以我“吼”为主,娘是绝不敢顶嘴的家里不能白养着娘,奶奶决定训练娘做些杂活。下地劳动时,奶奶就带着娘出去“观摩”,说不听就要挨打。
过了些日子,奶奶以为娘已被自己训练得差不多了,就叫娘单独出去割猪草。没想到,娘只用了半小时就割了两筐“猪草”。奶奶一看,又急又慌,娘割的是人家田里正生浆拔穗的稻谷。奶奶气急败坏地骂她:“疯婆娘谷草不分……”奶奶正想着如何善后时,稻田的主人找来了,竟说是奶奶故意教唆的。奶奶火冒三丈,当着人家的面拿出根棒一下敲在娘的后腰上,说:“打死你这个疯婆娘,你给老娘滚远些……”
娘虽疯,疼还是知道的,她一跳一跳地躲着棒槌,口里不停地发出“别,别……”的哀号。最后,人家看不过眼,主动说“算了,我们不追究了。以后把她看严点就是……”这场风波平息后,娘歪在地上抽泣着。我鄙夷地对她说:“草和稻子都分不清,你真是个猪。”话音刚落,我的后脑勺挨了一巴掌,是奶奶打的。奶奶瞪着眼骂我:“小兔崽子,你怎么说话的?再这么着,她也是你娘啊!”我不屑地嘴一撇:“我没有这样的傻疯娘!”
“嗬,你真是越来越不象话了。看我不打你!”奶奶又举起巴掌,这时只见娘像弹簧一样从地上跳起,横在我和奶奶中间,娘指着自己的头,“打我,打我”地叫着。我懂了,娘是叫奶奶打她,别打我。奶奶举在半空中的手颓然垂下,嘴里喃喃地说道:“这个疯婆娘,心里也知道疼爱自己的孩子啊!”我上学不久,父亲被邻村一位养鱼专业户请去守鱼池,每月能赚50元。娘仍然在奶奶的带领下出门干活,主要是打猪草,她没再惹什么大的乱。记得我读小学三年级的一个冬日,天空突然下起了雨,奶奶让娘给我送雨伞。娘可能一路摔了好几跤,浑身像个泥猴似的,她站在教室的窗户旁望着我傻笑,口里还叫:“树……伞……”一些同学嘻嘻地笑,我如坐针毡,对娘恨得牙痒痒,恨她不识相,恨她给我丢人,更恨带头起哄的范嘉喜。当他还在夸张地模仿时,我抓起面前的文具盒,猛地向他砸过去,却被范嘉喜躲过了,他冲上前来掐住我的脖子,我俩撕打起来。我个子小,根本不是他的对手,被他轻易压在地上。这时,只听教室外传来“嗷”的一声长啸,娘像个大侠似地飞跑进来,一把抓起范嘉喜,拖到了屋外。都说疯子力气大,真是不假。娘双手将欺负我的范嘉喜举向半空,他吓得哭爹喊娘,一双胖乎乎的小腿在空中乱踢蹬。娘毫不理会,居然将他丢到了学校门口的水塘里,然后一脸漠然地走开了。
娘为我闯了大祸,她却像没事似的。在我面前,娘又恢复了一副怯怯的神态,讨好地看着我。我明白这就是母爱,即使神志不清,母爱也是清醒的,因为她的儿子遭到了别人的欺负。当时我情不自禁地叫了声:“娘!”这是我会说话以来第一次喊她。娘浑身一震,久久地看着我,然后像个孩子似的羞红了脸,咧了咧嘴,傻傻地笑了。那天,我们母子俩第一次共撑一把伞回家。我把这事跟奶奶说了,奶奶吓得跌倒在椅子上,连忙请人去把爸爸叫了回来。爸爸刚进屋,一群拿着刀棒的壮年男人闯进我家,不分青红皂白,先将锅碗瓢盆砸了个稀巴烂,家里像发生了九级地震。
这都是范嘉喜家请来的人,范父恶狠狠地指着爸爸的鼻子说:“我儿子吓出了神经病,现在卫生院躺着。你家要不拿出1000块钱的医药费,我他妈一把火烧了你家的房子。”
1000块?爸爸每月才50块钱啊!看着杀气腾腾的范家人,爸爸的眼睛慢慢烧红了,他用非常恐怖的目光盯着娘,一只手飞快地解下腰间的皮带,劈头盖脸地向娘打去。一下又一下,娘像只惶惶偷生的老鼠,又像一只跑进死胡同的猎物,无助地跳着,躲着,她发出的凄厉声以及皮带抽在她身上发出的那种清脆的声响,我一辈子都忘不了。最后还是派出所所长赶来制止了爸爸施暴的手。派出所的调解结果是,双方互有损失,两不亏欠。谁在闹就抓谁!一帮人走后,爸看看满屋狼籍的锅碗碎片,又看看伤痕累累的娘,他突然将娘搂在怀里痛哭起来,说:“疯婆娘,不是我硬要打你,我要不打你,这事下不了地,咱们没钱赔人家啊。这都是家穷惹的祸!”爸又看着我说:“树儿,你一定要好好读书考大学。要不,咱们就这样被人欺负一辈子啊!”我懂事地点点头。
2000年夏,我以优异成绩考上了高中。积劳成疾的奶奶不幸去世,家里的日子更难了。恩施洲的民政局将我家列为特困家庭,每月补助40元钱,我所在的高中也适当减免了我的学杂费,我这才得以继续读下去。
由于是住读,学习又抓得紧,我很少回家。父亲依旧在为50元打工,为我送菜的担子就责无旁贷地落在娘身上。每次总是隔壁的婶婶帮忙为我抄好咸菜,然后交给娘送来。20公里的羊肠山路亏娘牢牢地记了下来,风雨无阻。也真是奇迹,凡是为儿子做的事,娘一点儿也不疯。除了母爱,我无法解释这种现象在医学上应该怎么破译。
2003年4月27日,又是一个星期天,娘来了,不但为我送来了菜,还带来了十几个野鲜桃。我拿起一个,咬了一口,笑着问她:“挺甜的,哪来的?”娘说:“我……我摘的……”没想到娘还会摘野桃,我由衷地表扬她:“娘,您真是越来越能干了。”娘嘿嘿地笑了。娘临走前,我照列叮嘱她注意安全,娘哦哦地应着。送走娘,我又扎进了高考前最后的复习中。
第二天,我正在上课,婶婶匆匆地赶来学校,让老师将我喊出教室。婶婶问我娘送菜来没有,我说送了,她昨天就回去了。婶婶说:“没有,她到现在还没回家。”我心一紧,娘该不会走错道吧?
可这条路她走了三年,照理不会错啊。婶婶问:“你娘没说什么?”我说没有,她给我带了十几个野鲜桃哩。婶婶两手一拍:“坏了坏了,可能就坏在这野鲜桃上。”婶婶问我请了假,我们沿着山路往回找,回家的路上确有几棵野桃树,桃树上稀稀拉拉地挂着几个桃子,因为长在峭壁上才得以保存下来。我们同时发现一棵桃树有枝丫折断的痕迹,树下是百丈深渊。婶婶看了看我说,“我们到峭壁底下去看看吧!”我说,“婶婶你别吓我……”婶婶不由分说,拉着我就往山谷里走…… 娘静静地躺在谷底,周边是一些散落的桃子,她手里还紧紧攥着一个,身上的血早就凝固成了沉重的黑色。我悲痛得五脏俱裂,紧紧地抱住娘,说:“娘啊,我的苦命娘啊,儿悔不该说这桃子甜啊,是儿子要了你的命……娘啊,您活着没享一天福啊……”我将头贴在娘冰凉的脸上,哭得漫山遍野的石头都陪着我落泪……
2003年8月7日,在娘下葬后的第100天,湖北大学烫金的录取通知书穿过娘所走过的路,穿过那几株野桃树,穿过村前的稻场,径直“飞”进了我的家门。我把这份迟到的书信插在娘冷寂的坟头:“娘,儿出息了,您听到了吗?您可以含笑九泉了!”
23 năm trước, có một cô gái trẻ lưu lạc đến thôn của chúng tôi, mặt mũi dơ dáy, tóc tai bù xù, thấy ai cũng cười ngô nghê, hơn nữa còn đi tiểu tiện ngay trước mặt mọi người mà không chút kiêng dè. Vì vậy, các chị em trong thôn thường nhổ nước bọt vào cô, có chị còn đạp cho vài cái, bảo cô “cút xa một chút”. Nhưng cô không đi, cứ cười ngây dại đi thơ thẩn quanh thôn.
Lúc ấy, cha tôi đã 35 tuổi. Ông từng bị máy cuốn gãy tay trái khi làm việc ở bãi đá, nhà lại nghèo nên mãi vẫn chưa vợ. Bà nội thấy cô gái đó vẫn còn chút nhan sắc bèn nảy ý, quyết định nhận cô ấy về làm vợ cha tôi, đợi khi cô ta giúp cho gia đình “tiếp tục hương hoả” rồi sẽ đuổi đi. Tuy cha cứ không chịu nhưng nhìn cảnh nhà như vậy đành cắn răng đồng ý. Kết quả là cha không tốn xu nào mà nghiễm nhiên trở thành chú rể.
Khi mẹ sinh ra tôi, bà nội ẵm lấy tôi, móm mém cái miệng không còn lại mấy cái răng vui mừng nói: “Cô con dâu điên này còn sinh cho tôi một đứa cháu đích tôn.” Có điều tôi vừa sinh ra là bà nội đã bế tôi đi, hơn nữa còn không cho mẹ đến gần.
Mẹ rất muốn bế tôi, nhiều lần gắng sức kêu gào trước mặt bà nội: “Cho, cho con …” nhưng bà không hề để ý đến mẹ. Khi đó tôi rất nhỏ, như một cục thịt đỏ hỏn vậy, lỡ như mẹ sẩy tay làm rớt tôi xuống đất thì sao? Suy cho cùng thì mẹ là một người điên. Mỗi lần mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội luôn trừng mắt răn mẹ: “Cô đừng hòng bế đứa bé, tôi sẽ không đưa cho cô đâu. Nếu tôi phát hiện cô bế trộm nó, tôi sẽ đánh chết cô. Dù không đánh chết thì tôi cũng sẽ đuổi cô đi”. Khi bà nội nói những lời này, thái độ hết sức nghiêm túc. Mẹ nghe hiểu nên vô cùng hoảng sợ, lần nào cũng chỉ nhìn tôi từ xa. Dù sữa mẹ rất căng nhưng tôi không bú được tí sữa nào của mẹ, là bà nội đã bón từng thìa từng thìa nuôi tôi lớn. Bà nói trong sữa của mẹ có “bệnh thần kinh”, nếu mà truyền cho tôi thì phiền phức lắm.
Lúc đó nhà tôi vẫn chật vật trong nghèo khó, nhất là sau khi có thêm mẹ và tôi, nhà thường xuyên thiếu ăn. Bà nội quyết định đuổi mẹ đi vì mẹ không những ở nhà ăn “không” mà thỉnh thoảng còn hay gây họa.
Một hôm, bà nội nấu một nồi cơm lớn, tận tay xới cho mẹ một bát đầy và nói: “Con dâu à, cái nhà này nghèo quá, mẹ xin lỗi con. Con ăn xong bát cơm này thì hãy đi tìm một người giàu có hơn để sống qua ngày, sau này cũng không được tới đây nữa, vậy nhé?” Mẹ vừa lùa một miếng cơm to vào miệng, nghe bà nội hạ “lệnh đuổi khách” thì tỏ vẻ kinh hoàng, miếng cơm trong miệng như bị đông cứng lại. Mẹ nhìn tôi lúc đó đang ở trong lòng bà nội, giọng ú ớ thảm thiết: “Không, đừng…” . Bà nội ngay lập tức sa sầm mặt, lấy tác phong gia trưởng uy nghiêm hét to lên: “Cái thứ vợ điên như cô, bướng cái gì mà bướng, còn bướng nữa sẽ không có kết quả tốt cho cô đâu. Cô vốn là kẻ lang thang khắp nơi, tôi đã thu nhận cô hai năm rồi, cô còn muốn gì nữa? Ăn xong cơm thì đi ngay, nghe rõ chưa?”. Nói xong, bà nội liền lấy từ sau cửa ra một cái cuốc rồi nện xuống đất một cái thật mạnh giống như nện cây gậy đầu rồng của Dư Thái Quân, làm phát ra một tiếng “đùng”. Mẹ giật mình nhảy dựng lên, sợ sệt nhìn bà nội, lại từ từ cúi gầm đầu nhìn bát cơm trước mặt, nước mắt rơi lã chã trên những hạt cơm trắng ngần. Trong lúc bị ép đến đường cùng, mẹ đột nhiên có một hành động kì lạ, mẹ sớt một nửa cơm trong bát sang một cái bát trống khác, sau đó nhìn bà nội với vẻ tội nghiệp. Bà nội sững người, thì ra mẹ đang ra hiệu rằng mỗi bữa sẽ ăn nửa bát cơm, chỉ xin đừng đuổi mẹ đi. Tim bà nội như bị người ta thắt lại mấy cái, bà cũng là phụ nữ, thái độ cứng rắn của bà cũng chỉ là cố làm ra vẻ mà thôi. Bà nội quay đầu đi, ngẹn ngào nén dòng lệ, sau đó nghiêm mặt lại nói: “Ăn mau, ăn mau lên, ăn xong rồi mau đi đi. Ở nhà ta, cô sẽ chết đói đấy.” Mẹ dường như đã tuyệt vọng, cả nửa bát cơm đó cũng không ăn, bước lảo đảo ra cửa, nhưng lại đứng trước cửa một lúc lâu không chịu đi. Bà nội gằn lòng nói: “Cô đi đi, đi đi, đừng quay đầu lại. Người giàu trong thiên hạ nhiều lắm!”. Mẹ lại bước đến gần, hai tay hướng về phía lòng bà nội, thì ra mẹ muốn bế tôi. Bà nội ngần ngừ một lát rồi đưa tôi còn đang quấn tã cho mẹ. Mẹ lần đầu tiên được ôm tôi vào lòng, bà nhoẻn miệng cười, nụ cười thật rạng rỡ. Bà nội lại như gặp phải kẻ địch, hai tay đỡ dưới người tôi, sợ máu điên của mẹ tôi nổi lên sẽ vứt tôi đi như vứt rác. Mẹ ẵm tôi không được 3 phút thì bà nội đã vội vàng giằng tôi lại, sau đó quay người đi vào nhà đóng cửa lại.
Khi tôi lờ mờ hiểu chuyện, tôi mới phát hiện rằng ngoại trừ tôi, những đứa trẻ khác đều có mẹ. Tôi đòi ba, đòi bà nội thì họ nói mẹ tôi đã chết. Nhưng mấy đứa bạn lại bảo với tôi rằng: “Mẹ mày là người điên, bị bà nội mày đuổi đi rồi”. Tôi liền la hét với nội, đòi bà trả lại mẹ cho tôi, còn chửi bà là “bà nội độc ác”, thậm chí còn hất cả đồ ăn mà nội bưng cho tôi xuống đất. Lúc đó tôi vẫn chưa có khái niệm về “điên”, chỉ thấy nhớ mẹ vô cùng, mẹ trông như thế nào? Có còn sống không? Không ngờ, năm tôi lên 6 tuổi, người mẹ rời nhà đi 5 năm lại trở về.
Hôm đó, mấy thằng bạn chạy như bay đến báo tin: “Thụ, mau đi xem, mẹ mày về rồi, người mẹ điên của mày về rồi”. Tôi vui mừng như phát điên lên, co giò chạy ra ngoài, cha và bà nội cũng chạy đuổi theo ra. Đây là lần đầu tiên nhìn thấy mẹ trong kí ức của tôi. Bà vẫn trong cái bộ dạng quần áo rách rưới, trên tóc còn vương mấy cọng cỏ lơ thơ vàng úa, có trời mới biết bà đã qua đêm ở đống cỏ nào. Mẹ không dám bước vào cổng nhà, nhưng lại ngồi trên cái trục lăn đá trong sân đập lúa trước thôn ở đối diện với nhà tôi, trong tay còn cầm một trái bóng dơ hầy. Khi tôi và đám bạn đứng trước mặt bà, bà nôn nóng tìm kiếm đứa con của mình trong đám chúng tôi. Cuối cùng bà nhắm vào tôi, cứ nhìn tôi đăm đăm, mở miệng gọi: “Thụ con… bóng…bóng…”, bà đứng dậy, cứ giơ mãi trái bóng trong tay lên, dúi vào lòng tôi để lấy lòng. Còn tôi thì cứ thụt lùi. Tôi thất vọng não nề, không ngờ người mẹ mà tôi ngày đêm mong nhớ lại có bộ dạng như vậy. Một thằng bạn ở bên cạnh ồ lên: “Thụ, bây giờ mày biết người điên thế nào rồi chứ? Chính là giống như mẹ mày vậy đó.”
Tôi phẫn nộ nói với thằng bạn: “Bà ta là mẹ mày! Mẹ mày mới là người điên, mẹ mày mới có bộ dạng như vậy.” Tôi quay đầu bỏ chạy, người mẹ điên này tôi không cần nữa. Nhưng bà nội và cha lại dẫn mẹ vào nhà. Năm đó, sau khi bà đuổi mẹ đi, lương tâm bà luôn bị dằn vặt, cùng với sự già yếu theo từng ngày, trái tim bà cũng không thể cứng rắn được nữa. Vì vậy, bà chủ động giữ mẹ lại nhưng tôi thì hết sức không vui, bởi vì mẹ đã làm tôi mất mặt.
Tôi chưa từng nhìn mẹ với bộ mặt vui vẻ, chưa từng chủ động nói chuyện với mẹ, càng không gọi bà một tiếng “mẹ”. Sự giao lưu giữa chúng tôi chủ yếu do tôi “gào” là chính, còn mẹ tuyệt đối không dám cãi lại. Nhà không thể nuôi không mẹ, bà nội quyết định huấn luyện mẹ làm một số việc vặt. Khi xuống đồng làm việc, bà liền dẫn mẹ đi cùng để “tham quan học hỏi”, nói nếu không nghe lời sẽ bị đánh.
Ít lâu sau, bà nội nghĩ mẹ đã được mình huấn luyện khá rồi, bèn bảo mẹ một mình ra ngoài đi cắt cỏ heo. Không ngờ, chỉ trong nửa tiếng đồng hồ mẹ đã cắt được hai sọt “cỏ heo”. Bà nội vừa nhìn thì vừa lo vừa hoảng, thứ mẹ cắt là lúa đang trổ đòng trong ruộng nhà người ta. Bà tức điên lên, mắng mẹ: “Thứ dâu điên này, lúa với cỏ cũng không phân biệt được…” Bà nội còn đang nghĩ cách để giải quyết hậu quả thì chủ ruộng đã tìm tới, lại nói là do bà nội cố ý xúi bậy. Bà nội nổi cơn tam bành, trước mặt người ta lấy cây gậy ra rồi đánh liên tục vào lưng mẹ, vừa đánh vừa nói: “Đánh chết mày cái đồ điên này, mày cút xa một chút cho ta…”
Mẹ tuy bị điên nhưng vẫn biết đau, mẹ cứ nhảy từng bước từng bước để trốn cây gậy, miệng không ngừng phát ra những tiếng gào khóc thảm thiết “Đừng, đừng…”. Cuối cùng người ta không nhìn nổi nữa, chủ động nói: “Được rồi, chúng tôi không truy cứu nữa, sau này bà quản cô ta chặt một chút là được…”. Qua cơn sóng gió này, mẹ xiêu vẹo ngồi trên đất thút thít. Tôi nói với mẹ giọng khinh miệt: “Cỏ với lúa mà cũng không phân biệt được, bà đúng là đồ con heo.” Lời vừa dứt, sau gáy tôi bị đập một cái, là bà nội đánh, bà trừng mắt mắng tôi: “Thằng nhóc này! Cháu nói năng kiểu gì vậy? Dù thế nào thì bà ấy cũng là mẹ cháu.”. Tôi bĩu môi phớt lờ: “Cháu không có người mẹ vừa điên vừa đần này!”
“Hừ, cháu đúng là càng ngày càng hư, không đánh không được!” Bà nội lại giơ bàn tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ từ dưới đất nhảy bật dậy như cái lò xo, cản ngang giữa tôi và bà nội, mẹ chỉ vào đầu mình, cứ kêu “Đánh con, đánh con”. Tôi đã hiểu, mẹ đang nói bà nội hãy đánh mẹ chứ đừng đánh tôi. Cánh tay đang giơ lên trên không của bà nội liền buông thõng xuống, miệng bà lẩm bẩm: “Người mẹ điên này, lòng vẫn còn biết yêu thương đứa con của mình!”. Tôi đi học không lâu thì cha được một hộ chuyên nuôi cá ở thôn bên mời đi làm người giữ hồ cá, một tháng có thể kiếm được 50 đồng. Mẹ vẫn ra đồng làm việc dưới sự dẫn dắt của bà nội, chủ yếu vẫn là cắt cỏ cho heo, mẹ không còn gây ra chuyện rắc rối lớn gì nữa. Còn nhớ vào một ngày mùa đông năm tôi học lớp ba tiểu học, trời đột nhiên đổ mưa, bà bảo mẹ mang dù cho tôi. Có lẽ trên đường mẹ bị trượt ngã mấy bận, cả người lấm như con khỉ đất, bà đứng cạnh cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngu ngơ, miệng còn kêu: “Thụ con… dù…” Vài đứa bạn học cười khúc khích, tôi như ngồi trên đống kim châm, hận mẹ thấu xương, hận mẹ không hiểu chuyện, hận mẹ làm tôi mất mặt, càng hận kẻ đầu têu trêu chọc là Phạm Gia Hỉ. Khi nó còn đang bắt chước điệu bộ của mẹ, tôi liền chụp lấy hộp bút trước mặt đập mạnh về phía nó, nhưng nó đã né được, nó xông lên siết lấy cổ tôi, hai đứa tôi bắt đầu đánh nhau. Tôi nhỏ người, vốn không phải là đối thủ của nó, dễ dàng bị nó đè xuống đất, chỉ nghe thấy bên ngoài phòng học vọng lại một tiếng rú “u” kéo dài, mẹ như một đại hiệp bay vào, túm ngay lấy Phạm Gia Hỉ, kéo ra bên ngoài. Người ta thường nói người điên rất khỏe, quả không sai. Hai tay mẹ nâng kẻ ăn hiếp tôi lên không trung, nó sợ đến nỗi gào cha khóc mẹ, hai cái chân mập thù lù đá lung tung loạn xạ trên không. Mẹ không hề để ý, cứ đem vứt nó xuống cái hồ ở cổng trường, sau đó bỏ đi với vẻ mặt thản nhiên.
Mẹ đã vì tôi mà gây họa lớn, nhưng bà lại giống như không hề có chuyện gì xảy ra. Trước mặt tôi, bà lại trở về với bộ dạng rụt rè, nhìn tôi với vẻ lấy lòng. Tôi hiểu rằng đây chính là tình mẹ, dù thần trí không minh mẫn nhưng tình yêu của mẹ rất rõ ràng, vì rằng con của mẹ bị người khác ức hiếp. Khi đó tôi không kìm được lòng gọi lên một tiếng “Mẹ!” Đây là lần đầu tiên tôi gọi mẹ kể từ khi biết nói. Mẹ giật nẩy cả người, nhìn tôi rất lâu, sau đó xấu hổ đỏ mặt hệt như một đứa trẻ, nhoẻn miệng cười ngây ngô. Hôm đó, hai mẹ con tôi lần đầu che chung ô về nhà. Tôi đã kể chuyện này với bà nội, nội sợ đến ngã trượt xuống ghế, vội vàng nhờ người đi gọi cha về. Cha vừa vào nhà thì một đám thanh niên trai tráng cầm dao vác gậy xộc vào, không phân trắng đen phải trái gì, đập vỡ nát hết xoong nồi bát đĩa, trong nhà cứ như xảy ra “trận động đất cấp 9”.
Họ đều là những người do nhà Phạm Gia Hỉ phái đến, cha nó hung hãn chỉ vào mũi cha tôi mà rằng: “Con tao sợ đến nỗi phát bệnh thần kinh, giờ còn đang nằm trong phòng y tế. Nếu nhà mày không nộp 1.000 đồng tiền viện phí, con mẹ nó, tao sẽ đốt rụi nhà mày.”
1.000 đồng? Mỗi tháng cha chỉ kiếm được có 50 đồng thôi! Nhìn lũ người nhà họ Phạm sát khí đằng đằng, mắt cha dần hực đỏ, ông nhìn găm vào mẹ với ánh mắt đáng sợ, một tay nhanh như cắt tháo thắt lưng da, đánh mẹ đến tối tăm mặt mũi, hết trận này đến trận khác, mẹ dúm người như con chuột hoảng loạn, lại như con thú săn chạy vào ngõ cụt, cứ nhảy, cứ tránh một cách vô vọng. Tiếng rên la thảm thiết của mẹ cùng tiếng rít sắc lạnh của nịt da quất vào người mẹ cứ liên tục vang lên, cả đời tôi không thể nào quên được. Cuối cùng, vẫn là trưởng đồn cảnh sát kịp đến ngăn chặn bàn tay bạo lực của cha lại. Kết quả hòa giải của đồn cảnh sát là, hai bên đều bị tổn hại, không ai phải chịu bồi thường. Ai còn gây rối thì bắt người đó! Đám người đi khỏi, cha nhìn những mảnh chén bát vỡ lộn xộn bừa bãi khắp nhà, lại nhìn mẹ người chằng chịt những vết thương, cha đột nhiên ôm mẹ vào lòng òa lên khóc thống thiết, vừa khóc vừa nói: “Vợ điên mình ơi, không phải tôi cố tình đánh mình đâu, tôi mà không đánh thì sự việc không giải quyết được, chúng ta không có tiền đền cho người ta. Đây đều là cái họa vì nghèo mà ra!” Cha lại nhìn tôi bảo: “Thụ, con nhất định phải gắng sức học tập thi vào đại học, không thì cả đời chúng ta sẽ bị người ta ức hiếp như thế này đây!” Tôi hiểu và gật đầu.
Mùa hè năm 2000, tôi thi lên cấp 3 với thành tích đặc biệt ưu tú. Bà nội lao lực hóa bệnh không may qua đời, gia đình càng khó khăn hơn. Cục dân chính của châu Ân Thi (châu tự trị của người Miêu, người Thổ Gia, thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) xếp nhà tôi vào diện gia đình đặc biệt khó khăn, mỗi tháng trợ cấp 40 đồng, trường cấp 3 mà tôi học cũng miễn giảm các chi phí linh tinh trong học tập cho tôi ở mức thích hợp, lúc này tôi mới học tiếp được.
Do học nội trú, việc bài vở lại nhiều nên tôi rất ít khi về nhà. Cha vẫn đi làm công với đồng lương 50 đồng, công việc mang thức ăn cho tôi không còn đẩy cho ai khác đương nhiên thuộc phần mẹ. Lần nào cũng nhờ thím ở nhà sát bên làm giúp dưa muối cho tôi, sau đó giao cho mẹ mang đi. Chặng đường núi ngoằn ngoèo 20km thế mà mẹ thuộc làu, bất chấp mưa gió. Cũng thật là một kì tích, phàm những chuyện làm vì con, mẹ không hề “điên” chút nào. Ngoài tình mẫu tử, tôi không cách nào giải thích được hiện tượng này nên lí giải như thế nào trong y học.
Ngày 27-4-2003, lại là một ngày chủ nhật, mẹ lại đến, không những mang thức ăn cho tôi mà còn đem tới mười mấy quả đào dại tươi rói. Tôi nhón một trái, cắn một miếng, tươi cười hỏi mẹ: “Ngọt quá, ở đâu ra vậy?” Mẹ nói: “Mẹ… mẹ hái đấy…”, không ngờ mẹ còn biết hái đào dại, tôi thật lòng khen mẹ: “Mẹ, mẹ quả là ngày càng giỏi giang”. Mẹ chỉ cười hì hì.Trước lúc mẹ về, như thường lệ tôi dặn dò mẹ phải chú ý cẩn thận, mẹ ừ à đáp. Tiễn mẹ xong, tôi lại vùi đầu vào đợt ôn tập cuối cùng trước kì thi vào cao đẳng, đại học.
Ngày hôm sau, khi tôi đang học trên lớp, thím hàng xóm vội vã đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài phòng học. Thím hỏi tôi mẹ đã mang thức ăn đến chưa, tôi nói mang rồi, hôm qua mẹ đã về rồi. Thím nói: “Chưa, đến giờ bà ấy vẫn chưa về nhà”. Tim tôi thắt lại, không lẽ nào mẹ lại đi lạc đường?
Nhưng con đường này mẹ đã đi 3 năm liền, theo lí thì không thể đi lạc được. Thím lại hỏi: “Mẹ cháu không nói gì à?”. Tôi nói không có, mẹ còn mang cho tôi mười mấy trái đào dại nữa. Thím liền vỗ tay một cái: “Hỏng rồi hỏng rồi, có thể sự cố là do mấy trái đào dại này đây.” Thím nói tôi xin phép nghỉ, chúng tôi lần men theo đường núi hướng về nhà. Trên đường về nhà quả nhiên có mấy cây đào dại, trên cây còn lơ thơ vài trái, do chúng mọc trên vách núi dựng đứng nên mới còn sót lại. Chúng tôi đồng thời phát hiện ra một cây có dấu vết cành bị gãy, bên dưới cây là một vực sâu đến trăm trượng. Thím nhìn tôi rồi nói “Chúng ta xuống đáy vực xem thế nào!”. Tôi nói “Thím đừng dọa con…”. Thím không giải thích gì, kéo tôi đi xuống hẻm núi… Mẹ nằm bất động dưới đáy vực, xung quanh là mấy trái đào vương vãi, trong tay mẹ còn nắm chặt một trái, máu trên người đã đông lại thành một màu đen sậm. Tôi đau đớn đứt ruột đứt gan, ôm chặt lấy mẹ nói rằng: “Mẹ ơi, người mẹ xấu số của con ơi, con không nên nói những trái đào này ngọt, là con đã hại mẹ… mẹ ơi, mẹ sống mà không một ngày hưởng phúc… ” Tôi kề đầu lên gương mặt đã lạnh băng của mẹ oà khóc, dường như những hòn đá khắp núi đồi cũng đều rơi lệ cùng tôi…
Ngày 7-8-2003, sau khi an táng mẹ được 100 ngày, giấy báo trúng tuyển in chữ vàng của trường Đại học Hồ Bắc đi xuyên qua con đường mẹ đã đi, xuyên qua mấy cây đào dại ấy, xuyên qua cái sân lúa trước thôn, “bay” thẳng vào cửa nhà tôi. Tôi đặt thư báo đến muộn này lên phần mộ đơn lạnh của mẹ: “Mẹ, con đã có tương lai rồi, mẹ có nghe thấy không? Mẹ có thể ngậm cười nơi chín suối rồi!”
Hồng Ân (st và dịch)
0 responses on "疯娘 — NGƯỜI MẸ ĐIÊN"