Liên hệ ! 0906 778 713 | nshaihasg@gmail.com

Setup Menus in Admin Panel

牵牛花的来历 — SỰ TÍCH HOA BÌM BÌM

俗话说:“秋赏菊,冬扶梅,春种海棠,夏养牵牛。”可见在夏天的众多花草中,牵牛花可以算得上是宠儿了。

牵牛花有个俗名叫“勤娘子”,顾名思义,它是一种很勤劳的花。每当公鸡刚啼过头遍,时针还指在“4”字左右的地方,绕篱萦架的牵牛花枝头就开放出一朵朵喇叭似的花来。晨曦中人们一边呼吸着清新的空气,一边饱览着点缀于绿叶丛中的鲜花,真是别有一番情趣。

那一定会有人问:“牵牛花是怎么来的呢?”可有一段动人的传说呢!

很久以前,也不知是什么地方,什么时候,突然出现了一座形状像伏着的牛一样的山,大家就给它取了个名字叫“伏牛山”。伏牛山下有个小村子,村子里人不多,其中有一家是一对孪生姐妹。村子里的人都很穷,没有钱买牛耕地,只有用一些自制的土工具来刨土、耕地。那对孪生姐妹就住在山脚下,她们在山前山后开垦了一些荒地,靠着自己的双手,春播、夏耘、秋收,日子还算勉强过得去。姐妹二人心地善良,还经常接济比自己更穷的人。

有一天,姐妹二人正在刨地,突然刨到了一块特硬的地方,姐姐和妹妹把所有的工具都拿来,却怎么也刨不动一丝土。姐妹二人累了半天,就坐在硬土边上歇一会儿。忽然,那块硬土自己就裂开了,姐姐连忙瞪大了眼睛瞧着,里面发出银闪闪的光亮,妹妹跑过去拿出了一块东西,原来是一个银喇叭。姐妹二人正在奇怪时,旁边突然走来了一个发的老翁,老翁笑着对她们说:“座山是玉皇大帝从天上降下来的,里面压着一头青牛精,些青牛精都修炼得很好,幻成人形,在人间作恶,是玉皇大帝收服了他们,并把他们压在伏牛山下,到今天,他们已整整压了九年了,到明天他们就会全变成金牛,再也不会危害人间了。个银喇叭就是伏牛山的钥匙,今天夜里听山里“哗啦啦”响,过不久就会有一处发出金光,那就是山眼,只要把银喇叭插进去就行了。不过还必须记住口诀‘伏牛山,哗啦啦,开山要我银喇叭’念三遍,那山眼就会变大,可以进去抱出一头金牛,一辈子吃喝不愁了。钥匙是九年一现,只有一会儿灵验,天一亮就不灵了,千万不要被山关住了,否则就必死无疑。还有,银喇叭千万不能吹否则一头牛就全会变活冲出山口的。”两姐妹还没回过神来,那老翁已不见了。

姐妹二人知道遇上神仙了,心里很高兴。她们就赶紧回家,商量如何开山抱金牛。姐姐说:“我们要把腿脚放快些,争取把一头金牛都抱出来,分给穷乡亲,让大家都不再受地主的气,都过上好日子。”妹妹说:“金牛虽好不能当饭吃,黄灿灿的金,亮亮的银,在富人眼里是值钱货,可在穷人眼里还不如一勺面呢。如果吹响银喇叭,把那些金牛全变成活牛分给乡亲们,让他们有牛耕田,不更好吗?”姐姐高兴地同意了妹妹的意见。

于是,姐妹二人分头去通知乡亲们,交代他们夜里去伏牛山下牵牛。夜里,天上没有月亮,也没有星星,山前山后漆黑一片,看不到一点亮光,姐姐拉着妹妹从山前转到山后,听了听,一点动静也没有,姐姐对妹妹说:“不要放弃,我们再等等。”就样等到了五更,忽然听见山里面“哗啦啦”作响,山北坡放出一道耀眼的金光,姐妹俩急忙朝发光的地方跑去,只见那洞眼只有手指头那么粗,顺着洞眼往里看,见到内有一张金方桌,方桌上整齐地摆着一排排馒头大小的金牛。妹妹忙把银喇叭拿出来插进山眼,姐姐忙念:“伏牛山,哗哗啦,开山要我银喇叭。”念了三遍,山眼慢慢变大了,但只容一个人钻进去,姐姐闪身就进去了,妹妹也跟着进去了。姐姐一进去就吹起了银喇叭,顿时桌上的金牛都变活了,它们伸伸腿,抖抖毛,跳下桌子来,就都变成了大牛,它们顺着山眼往外冲,当最后一头牛刚刚伸出头时,东方已经微微泛红了,山眼慢慢变小了,一下要急坏了姐妹俩,姐妹二人合力推牛屁股,就是推不动。

再说乡亲们,他们听见喇叭响,就纷纷往伏牛山跑,只见一头头牛满山坡跑,他们跑上去,一人牵一头牛,心里好感激姐妹二人,都想去谢谢她们,就是找不到人影。时有人发现被卡住的那头牛,大家有的扯牛头,有的扯牛脚,使命往外拽,就是拽不出,后来有人往牛鼻子上套了个鼻圈,再在鼻圈上拴了根长绳,大家齐心协力地拉,牛被拉疼了,一急,四蹄一蹬就出来了,山眼马上就合拢了,姐妹俩被关在了山里。

时太阳出来了,山眼里的那只银喇叭朝阳一变,就成了一朵喇叭花。也有人说为了纪念那姐妹二人,所以喇叭花也叫牵牛花。还有人说,如今闻名中国的南阳大黄牛是那些金牛的后代呢!

当然,以上所述只是传说而已,表达的是古代劳动人民的一种良好愿望。不过,牵牛花还真的有益于人民,它不但可供观赏,而且还可入药。它性寒,味苦,有逐水消积功能,对水肿腹胀、脚气、大小便不利等病症有特别的疗效。直到今天,一些农民还用它来治病哩。

Tục ngữ có câu: “Thu ngắm cúc, đông chăm mai, xuân vun hải đường, hạ trồng bìm bìm”, dễ thấy trong muôn hoa cỏ mùa hạ, bìm bìm có thể xem là “hoa được chuộng” .

Bìm bìm có tên dân dã là “Cần nương tử”, theo nghĩa của tên gọi này thì nó là một loài hoa rất cần cù. Mỗi khi gà trống vừa gáy tiếng đầu, kim giờ mới chỉ ngót số 4 thì bìm bìm đầu cành quanh hàng rào đã nở xòe từng bông hệt như những chiếc kèn. Trong ánh ban mai vừa hít thở không khí trong lành vừa ngắm thỏa thích những đóa hoa tươi tắn điểm xuyết trên nền lá xanh, thật là một cảm giác vui thú tuyệt vời!

Hẳn sẽ có người hỏi rằng: “Hoa bìm bìm xuất xứ thế nào?” Trong chuyện này chứa cả một truyền thuyết vô cùng cảm động đấy!

Ngày xửa ngày xưa, cũng không biết ở nơi nào, lúc nào, bỗng nhiên xuất hiện một ngọn núi hình dạng giống như trâu nằm, mọi người liền đặt cho nó cái tên “núi Phục Ngưu” (núi trâu nằm). Dưới núi Phục Ngưu có một bản nhỏ, dân bản khá thưa thớt, trong đó ở nhà nọ có hai chị em song sinh. Dân bản rất nghèo, không có tiền mua trâu cày đất, đành phải dùng một số nông cụ thủ công để xới đất cày cấy. Cặp chị em sinh đôi ấy ở dưới chân núi, bọn họ khai khẩn một số đất hoang ở trước và sau núi, dựa vào đôi tay lao động, xuân gieo hạt, hạ làm cỏ, thu gặt hái, cũng tạm gắng gượng qua ngày. Hai chị em tính tình hiền lành, còn hay cứu tế những người nghèo hơn mình.

Một ngày kia, hai chị em đang xới đất thì đột nhiên đào phải một chỗ đất cứng kì lạ, cả chị và em đều lấy hết tất cả nông cụ ra song không cách gì đào bật được tí đất nào. Hai người mệt nhoài, bèn ngồi xuống cạnh chỗ đất cứng nghỉ giây lát. Chợt chỗ đất cứng kia nứt ra, người chị vội mở to mắt quan sát, bên dưới phát ra ánh sáng bạc lấp lánh, người em chạy qua lấy từ đó ra 1 vật, thì ra là 1 chiếc kèn bạc. Hai chị em đang ngơ ngác thì bên cạnh đột nhiên hiện ra một cụ già râu tóc bạc phơ, mỉm cười nói với họ: “Ngọn núi này là do Ngọc Hoàng đại đế giáng xuống, bên dưới giam 100 con tinh trâu xanh, những con tinh trâu xanh này đều tu luyện rất đắc đạo, hóa thành người tác quái trong nhân gian, chính Ngọc Hoàng đã thu phục chúng và giam chúng dưới ngọn Phục Ngưu này. Đến hôm nay chúng đã bị giam tròn 900 năm rồi, đến mai chúng sẽ biến thành trâu vàng, không còn hại người nữa. Chiếc kèn bạc này chính là chìa khóa núi Phục Ngưu, tối nay nghe trong núi vang lên tiếng “ầm ầm” thì không lâu sau sẽ có chỗ phát ra ánh vàng, đó chính là hốc núi, chỉ cần tra chiếc kèn này vào đó là được. Nhưng còn phải nhớ câu thần chú ‘Phục Ngưu sơn, ầm ầm vang, mở núi cần chiếc kèn bạc này của ta’, niệm 3 lần thì hốc núi sẽ mở lớn, có thể vào trong ôm 1 con trâu vàng ra, cả đời ăn sung mặc sướng. Chiếc chìa khóa này 900 năm mới xuất hiện 1 lần, chỉ linh nghiệm 1 lần, trời sáng sẽ không linh nữa, đừng để bị núi đóng lại, nếu không chắc chắn sẽ chết. Còn nữa, chiếc kèn này không được phép thổi, không thì 100 con trâu sẽ sống lại và chạy ra khỏi núi.” Hai chị em còn chưa kịp định thần thì cụ già đã biến mất.

Hai chị em biết đã gặp tiên, lòng rất đỗi vui mừng. Họ vội về nhà, bàn bạc làm cách nào mở núi lấy trâu vàng. Người chị nói: “Chúng ta phải nhanh chân 1 chút, tranh thủ gom hết 100 con trâu vàng ra luôn, chia cho dân nghèo trong bản, để mọi người không còn bị địa chủ hà hiếp nữa, sống những ngày no đủ.” Người em nói: “Trâu vàng có tốt mấy cũng không thành cơm gạo được, vàng chói lóa, bạc sáng bóng, trong mắt người giàu đều đáng tiền, nhưng với người nghèo thì không bằng một hớp mì. Nếu thổi vang kèn bạc, biến những con trâu vàng đó thành trâu sống chia cho dân bản để họ có trâu cày bừa chẳng tốt hơn sao?” Người chị mừng rỡ đồng ý lời người em.

Thế là hai chị em chia nhau đi báo cho dân bản, bảo họ đêm đó xuống núi Phục Ngưu dắt trâu về. Đêm đến, bầu trời không ánh trăng, không cả những vì sao, trước núi sau núi tối đen 1 màu, không thấy tí vệt sáng nào, người chị dắt em từ trước núi vòng ra sau núi, nghe ngóng 1 hồi, không thấy có động tĩnh gì, người chị bảo em: “Đừng bỏ cuộc, chúng ta đợi thêm nữa xem sao.” Đợi mãi đến canh 5, bỗng nghe trong núi rền lên tiếng “ầm ầm”, sườn Bắc của núi phát ra một tia sáng chói mắt, hai chị em vội vã chạy đến nơi có ánh sáng, chỉ thấy lỗ động nhỏ bằng ngón tay, nhìn xuyên qua lỗ động thấy phía trong có 1 chiếc bàn vuông bằng vàng, trên bàn xếp ngay ngắn từng hàng trâu vàng to cỡ bánh màn thầu. Người chị vội lấy kèn bạc ra đặt vào hốc núi rồi niệm chú: “Phục Ngưu sơn, ầm ầm vang, mở núi cần chiến kèn bạc này của ta.” Niệm 3 lần, hốc núi dần dần mở lớn, nhưng chỉ vừa 1 người chui vào trong, người chị vụt bước vào, người em theo sau. Vừa vào, người chị đã thổi vang kèn, lập tức đàn trâu vàng trên bàn sống lại, chúng duỗi chân, rung rung lông, nhảy xuống bàn liền biến thành những con trâu lớn, chúng theo hốc núi xông ra ngoài, khi con sau cùng vừa chui đầu ra khỏi núi thì phía đông đã hưng hửng ráng hồng, cửa núi dần biến nhỏ lại khiến hai chị em vô cùng nóng ruột, hai người hợp sức đẩy mông trâu song không nhúc nhích được.

Lại nói đến dân bản, họ nghe thấy tiếng kèn liền ào ào chạy lên núi Phục Ngưu, chỉ thấy trâu chạy đầy cả sườn núi, bọn họ dồn cả lên, mỗi người dắt 1 con trâu, trong lòng hết đỗi cảm kích hai chị em, muốn đi cám ơn họ, nhưng tìm mãi không thấy đâu. Lúc này có người phát hiện ra con trâu bị kẹt. Người kéo đầu trâu, người kéo chân trâu, cố hết sức lôi ra ngoài nhưng vẫn không được. Sau đó có người móc một cái vòng mũi vào mũi trâu, lại buộc 1 sợi thừng dài vào vòng mũi, mọi người đồng tâm hiệp lực ra sức kéo, trâu bị kéo đau quá, trong lúc bực bội dậm chân 1 cái vuột thoát ra ngoài, hốc núi tức thì đóng lại, hai chị em bị nhốt ở bên trong.

Lúc này mặt trời đã xuất hiện, chiếc kèn bạc trong hốc núi gặp ánh nắng liền biến thành 1 đóa hoa bìm bìm. Cũng có người bảo rằng để ghi nhớ tấm lòng hai chị em nên hoa bìm bìm còn gọi là hoa Khiên Ngưu (hoa dắt trâu). Còn có người nói giống bò lớn ở Nam Dương vang danh khắp Trung Quốc chính là đời sau của những con trâu vàng kia!

Tất nhiên chuyện kể trên chỉ là truyền thuyết, thể hiện những nguyện vọng tốt đẹp của nhân dân lao động thời xưa. Có điều hoa bìm bìm thật sự rất có ích cho con người , không những có thể dùng để ngắm mà còn dùng làm thuốc. Nó có tính hàn, vị đắng, công dụng trục thủy, tiêu tích, điều trị đặc biệt hiệu quả các chứng bệnh như phù thũng, trướng bụng, tê phù, khó đi đại tiểu tiện… Cho đến ngày nay, một số nông dân vẫn dùng loài hoa này để trị bệnh.

Hiểu Hồng (st và dịch)

0 responses on "牵牛花的来历 — SỰ TÍCH HOA BÌM BÌM"

    Leave a Message

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    X
    Chuyển đến thanh công cụ