Ngày lễ phụ nữ còn gọi là “Ngày quốc tế phụ nữ”, là ngày phụ nữ các nước trên thế giới đấu tranh đòi hòa bình, bình đẳng, phát triển diễn ra vào ngày 8 tháng 3 hàng năm.
一个世纪以来,各国妇女为争取到这一权利做出了不懈的努力和斗争。1857年3月8日,美国纽约的服装和纺织女工举行了一次抗议,反对非人道的工作环境,12小时工作制和低薪,游行者被警察围攻并赶散,两年以后,又是在三月,这些妇女组织了第一个工会。1908年3月8日,1500名妇女在纽约市游行,要求缩短工作时间,提高劳动报酬,享有选举权,禁止使用童工,她们提出的口号是“面包和玫瑰”, 面包象征经济保障,玫瑰象征较好的生活质量。五月,美国社会党决定以二月的最后一个星期日做为国内的妇女节。1910年,德国社会学家蔡特金(ClaraZetkin)建议为了纪念美国服装工人的罢工应设定一天当“国际妇女节”。该建议被在哥本哈根召开的国际妇女社会学家会议接受,但并未定出具体日期。1917年,俄国妇女号召在2月23日罢工以要求“面包和和平”,抗议恶劣的工作环境和食物短缺。这天依据俄国使用的儒略历是当月的最后一个星期日,折合成欧洲广范使用的格里高历是3月8日。
1924年,中国共产党在广州召开了第一“三、八”节纪念大会。1949年,中国中央人民政府作出决定,将三月八日定为妇女节,该日全国妇女放假半天,举行各种仪式的纪念,祝庆活动。1977年12月,联合国采纳了一项决议声明,联合国妇女权益和和平日,在三月的某一天,服从各成员国的历史和传统,对联合国而言,国际妇女节订为3月8日,且从1975年开始。
南非妇女节时间有别于国际妇女节。1956年8月9日,数百名黑人妇女在比勒陀利亚举行示威游行,抗议当局推行种族隔离的“通行证法”。新南非政府将这一天定为妇女节,以纪念南非妇女在争取平等斗争中所作的贡献,并将这一天定为全国公假日。从此,每年的8月9日,南非各地的妇女纷纷举行各种形式的庆祝活动,要求实现男女平等、结束党派冲突与暴力,保证妇女生存权益和反对性骚扰与性犯罪,以消除旧南非种族隔离制度造成的根深蒂固的歧视妇女的影响。
Từ một thế kỉ nay, để đấu tranh đòi những quyền lợi này, phụ nữ các nước đã nỗ lực đấu tranh không biết mệt mỏi. Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các nữ công nhân dệt may ở New York – Mĩ đã tổ chức một cuộc biểu tình, phản đối môi trường lao động phi nhân đạo, chế độ làm việc 12 giờ và lương thấp, những người biểu tình đã bị cảnh sát vây đánh và giải tán. Hai năm sau, lại vào tháng 3, những người phụ nữ này đã tổ chức ra công đoàn đầu tiên. Ngày 8 tháng 3 năm 1908, 1500 phụ nữ biểu tình ở thành phố New York, yêu cầu rút ngắn thời gian làm việc, nâng cao tiền lương, có quyền bầu cử, cấm sử dụng lao động trẻ em, khẩu hiệu họ đưa ra là “bánh mì và hoa hồng”, bánh mì tượng trưng cho sự bảo đảm kinh tế, hoa hồng tượng trưng cho chất lượng cuộc sống tốt đẹp. Vào tháng 5, Đảng Xã hội Mỹ quyết định lấy ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 2 làm ngày lễ phụ nữ trong nước. Năm 1910, nhà xã hội học Đức Clara Zetkin kiến nghị, để kỉ niệm ngày bãi công của công nhân dệt may nước Mỹ, nên lấy một ngày làm “Ngày quốc tế phụ nữ”. Kiến nghị này đã được hội nghị các nhà xã hội học phụ nữ quốc tế nhóm họp ở Copenhagen (Đan Mạch) tiếp thu, nhưng chưa định thời gian cụ thể. Năm 1917, phụ nữ Nga kêu gọi bãi công vào ngày 23 tháng 2 để yêu cầu “hoà bình và bánh mì”, phản đối môi trường làm việc khắc nghiệt và thức ăn thiếu thốn. Ngày này theo lịch Julian mà nước Nga sử dụng là ngày chủ nhật cuối cùng của tháng đó, đổi ra lịch Gregorian sử dụng rộng rãi ở châu Âu là ngày 8 tháng 3.
Năm 1924, Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức đại hội kỉ niệm ngày “mùng 8 tháng 3” lần thứ nhất. Năm 1949, chính phủ nhân dân trung ương Trung Quốc quyết định, lấy ngày 8 tháng 3 làm ngày lễ phụ nữ, ngày này phụ nữ cả nước được nghỉ nửa ngày, tổ chức các hoạt động kỉ niệm, chúc mừng. Tháng 12 năm 1977, tổ chức Liên hiệp quốc đã tiếp nhận một nghị quyết tuyên bố, ngày quyền lợi và hoà bình phụ nữ Liên hiệp quốc vào một ngày nào đó của tháng 3, tôn trọng lịch sử và truyền thống các nước thành viên, Liên hiệp quốc định ngày Quốc tế phụ nữ vào ngày 8 tháng 3, và bắt đầu từ năm 1975.
Thời gian ngày lễ của phụ nữ ở châu Phi có sự khác biệt so với ngày Quốc tế phụ nữ. Ngày 9 tháng 8 năm 1956, mấy trăm phụ nữ da màu đã tổ chức diễu hành thị uy ở Pretoria, phản đối việc thi hành “luật giấy thông hành” phân biệt chủng tộc của chính quyền địa phương. Chính phủ mới của Nam Phi chọn ngày này làm ngày Lễ Phụ nữ để kỉ niệm những cống hiến của phụ nữ Nam Phi trong sự nghiệp đấu tranh đòi bình đẳng, đồng thời định ngày này làm ngày nghỉ của cả nước. Từ đó, ngày 9 tháng 8 hàng năm, phụ nữ khắp nơi ở Nam Phi rầm rộ tổ chức các hoạt động chúc mừng, yêu cầu thực hiện quyền nam nữ bình đẳng, chấm dứt xung đột đảng phái và bạo lực, bảo đảm quyền sống của phụ nữ, phản đối việc quấy rối tình dục và phạm tội tình dục, để xóa bỏ ảnh hưởng của việc kì thị phụ nữ đã ăn sâu do chế độ phân biệt chủng tộc trong xã hội Nam Phi cũ tạo thành.
Nguyễn Thị Hạnh (st và dịch)
0 responses on "妇女节的由来 — NGUỒN GỐC NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ"