Liên hệ ! 0906 778 713 | nshaihasg@gmail.com

Setup Menus in Admin Panel

奥林匹克格言与会徽 — KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA OLYMPIC

奥林匹克格言“更快、更高、更强”,是鼓励运动员要继续不断地参加运动,努力求进步,与追求自我的突破。原文为古拉丁语“Citius, Altius, Fortius”,由一位古伯丁的好友,巴黎尔克依学院的教师迪登于1890年左右首先使用,他为了使全班学生第一次到室外运动场上去参加运动,出了种口号来鼓励学生。三个字给了古伯丁极大的影响,并为国际奥运会所采用,且与1920年第七届奥运会在安特卫普举行时与五环旗同时正式出现奥运会中。

另一个奥林匹克格言,也有人称之为信仰,是1908年第四届奥运会在伦敦举行期间,于七月九日在伦敦圣保罗大教堂举行奥运会的宗教仪式时,由美国宾夕凡尼亚州大主教主持讲道,他使用了一句话:“奥林匹克运动会最主要的意义重在参加,而非获胜,正如人生的真谛,不是在乎征服他人,而在乎自我的努力及奋斗有方。”,使当时在座的古伯丁非常感动与欣赏句名言。几天后,古伯丁在一次讲演中引用宾夕凡尼亚州大主教的句话,演变成现在的格言,且开始在奥林匹克活动中流行。1948 年十四届奥运会在伦敦举行时,首次在大会场记录牌上出现,此后每届奥运会在开幕典礼中几句格言均出现在电动记分牌上。

五环为奥林匹克之会徽。原始的五环旗于1913 年时由古伯丁设计,长三公尺,宽二公尺,制作挂于瑞士洛桑的国际奥运会总部大厅中。当时古伯丁说明设计的用意:五色的环圈,蓝、黄、黑、绿、红,代表全世界的五大洲,现在已连结一起,属于奥林匹克活动的部分,共同为接受运动竞赛良好的结果继续努力,它代表着奥林匹克友谊的精神及全世界运动员之间的平等。而六种颜色(包括底),则代表全世界各国国旗的颜色,可说是一个国际性的标志。

底的五环旗是1914年国际奥运会庆祝成立廿周年纪念,第十六届委员大会在巴黎召开时,由近代奥运会创始人古伯丁献赠大会通过为奥林匹克会旗。并于1920年第七届奥运会在比利时安特卫浦举行时正式出现在奥运会大会场中,从此就沿用迄今。

Khẩu hiệu “Faster, Higher, Stronger” (nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn) , dùng để khích lệ vận động viên phải tiếp tục tham gia thể thao, nỗ lực cầu tiến và vượt lên chính bản thân mình. Nguyên văn là chữ La tinh cổ “Citius, Altius, Fortius” , do một người bạn của Coubertin, giáo sư Henri Didon của Học viện Arcueil (Arcueil College) – Paris sử dụng lần đầu tiên vào khoảng năm 1890, để học sinh cả lớp lần đầu tiên ra tham gia thi đấu ở sân vận động ngoài lớp học, ông đã đưa ra khẩu hiệu này để động viên học sinh. Ba chữ này có ảnh hưởng rất lớn đến Coubertin, đồng thời còn được sử dụng trong các kỳ Olympic quốc tế, hơn nữa nó còn chính thức xuất hiện cùng với lá cờ có 5 vòng tròn khi tổ chức Olympic lần thứ 7 ở Antwerp.

Một khẩu hiệu khác của Olympic, cũng có người gọi nó là Tín ngưỡng (Creed). Trong thời gian Olympic lần thứ 4 được tổ chức ở London, khi nghi thức tôn giáo của Olympic được cử hành trên Đại giáo đường Saint Paul ở London vào ngày 9 tháng 7, do Tổng giám mục Pennsylvania – Mỹ chủ trì giảng đạo, ông đã dùng câu nói: “The most important thing in the Olympic Games is not to win but to take part, as the most important thing in life is not the triumph but the struggle. The essential thing is not to have conquered but to have fought well.” (Ý nghĩa quan trọng nhất của Olympic là tham gia chứ không phải là giành chiến thắng, giống như giá trị chân chính của đời người, không phải chú trọng chinh phục người khác, mà là chú trọng vào sự cố gắng và phấn đấu của chính mình) , khiến cho Coubertin lúc bấy giờ đang có mặt ở đó vô cùng cảm động và tán thưởng câu nói nổi tiếng này. Mấy ngày sau, trong một lần diễn giảng, Coubertin đã dẫn câu nói này của Tổng giám mục Pennsylvania và trở thành khẩu hiệu ngày nay, hơn nữa còn bắt đầu lưu hành trong các hoạt động của Olympic. Khi Olympic lần thứ 14 được tổ chức ở London vào năm 1948, đã xuất hiện lần đầu tiên trên thẻ kỷ lục ở sân của đại hội, từ đó về sau, trong những buổi lễ khai mạc của mỗi kỳ Olympic, những câu cách ngôn này đều xuất hiện trên bảng tính điểm điện tử.

Năm vòng tròn là huy hiệu của Olympic. Lá cờ có 5 vòng tròn đầu tiên do Coubertin thiết kế vào năm 1913, dài 3 mét, rộng 2 mét, được làm và treo trong đại sảnh tòa nhà Olympic quốc tế ở Lausanne – Thụy Sĩ. Dụng ý thiết kế mà Coubertin thuyết minh lúc bấy giờ là: 5 vòng tròn 5 màu xanh lam, vàng, đen, xanh lục, đỏ, đại diện cho năm châu lục lớn trên toàn thế giới, đã liên kết lại với nhau, cùng thuộc hoạt động Olympic, cùng tiếp tục cố gắng để nhận được kết quả tốt trong thi đấu, nó đại diện cho tinh thần hữu nghị Olympic và sự bình đẳng giữa các vận động viên trên toàn thế giới. Còn 6 màu (bao gồm màu trắng của nền cờ), thì đại diện cho màu cờ của các nước trên toàn thế giới, có thể nói là một tiêu chí mang tính quốc tế.

Năm 1914, khi Đại hội Ủy ban lần thứ 16 khai mạc ở Paris kỷ niệm 20 năm thành lập, lá cờ 5 vòng tròn trên nền trắng được Coubertin, người sáng lập ra Olympic hiện đại hiến tặng và được đại hội thông qua lấy làm cờ Olympic. Đồng thời, nó chính thức xuất hiện ở sân vận động Olympic của kỳ Olympic lần thứ 7 tổ chức ở Antwerp – Bỉ vào năm 1920, từ đó được tiếp tục được sử dụng cho đến ngày nay.

Trương Trà

(tổng hợp và biên dịch)

0 responses on "奥林匹克格言与会徽 — KHẨU HIỆU VÀ HUY HIỆU CỦA OLYMPIC"

    Leave a Message

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    X
    Chuyển đến thanh công cụ