古汉字“喜”上部的符号表示“鼓”,下部的符号表示“放置鼓的台子”。古代“喜”指“令人高兴,值得庆祝的事”。遇到喜庆的事击鼓庆祝的风俗,直到今天还盛行。“喜”还有“高兴”,“愉快”的意思。
求官得官,求财得财,求寿得寿,求子得子,房屋建成,庄稼丰收,都是喜事,都值得庆祝一番。
中国过去有“四喜”的说法:一是“久旱逢甘霖”,长时间的旱灾以后,天上突然下了大雨,庄稼得救对农夫来说,真是“喜从天降”;二是“他乡遇故知”,在远离家乡的地方遇见老朋友,可以重温友情,这是意外的惊喜;三是“洞房花烛夜”,单身汉在新娘之夜,面对着自己的新娘,这种机会,一辈子只有一次;四是“金榜题名时”,看到自己的名字写在皇帝亲自主持的考试的录取名单上,读书人多年的梦想突然变成现实,这种幸运,只有很少的人才能得到的。过去,有一种名叫“四喜人”的吉祥画,粗看上去画面上是一个头朝上,一个头朝下,背对着背的两个小男孩;再仔细看,你会意外的发现,画面上的孩子会变成一头朝左,一个头朝右,肚子对着肚子的两个,共有四个孩子。它祝贺你同时遇上很多值得惊喜的事。中国式点心中,有一种四喜汤团,中国菜中有一种四喜丸子,它们除了是食物以外,还是吉祥物。
中国的民间刺绣,剪纸,织锦,印染中有不少图案,口语中称做“喜花儿”。有一种喜花儿在圆形的轮廓中有一龙一凤、成对的燕子、成双的鱼,一个向上,一个向下,头对着头,这种图案叫“喜相逢”。它祝你碰上喜事,得到爱情。还有一种喜花儿把两个“喜”字剪在一起,这种图案叫“双喜”。“双喜”是新婚夫妇贴在门窗和卧室里的,遇到别的喜事通常并不用它。有一种农村过年贴的窗花儿,在梅花形的轮廓中有一只喜鹊站在梅树上,这种图案叫“喜上梅梢”。中国人喜欢喜鹊“喳喳”的朝自己叫,认为“见鹊得喜”。“它朝谁叫谁就会碰上喜事”,这是因为喜鹊的名儿讨人喜欢,开头第一个字就是“喜”。人一高兴,眉毛便舒展开来,中国人说“眉开眼笑”,而“梅花”的“梅”和“眉”的读音恰巧一样。“喜上眉梢”祝愿快乐和微笑永远留在你的脸上。
在搬进新房、刚刚结婚,生了儿子或新年初次见面等等时候,朋友们说“恭喜,恭喜!”意思是祝贺你碰上喜事。
Kí hiệu phần trên của chữ “hỉ” trong Hán tự cổ biểu thị “cái trống”, kí hiệu phần dưới biểu thị “cái dàn để trống”. Thời xưa, “hỉ” mang ý nghĩa “việc khiến người ta vui mừng và đáng chúc mừng”. Phong tục đánh trống chúc mừng khi gặp chuyện vui đến nay hãy còn thịnh hành. “Hỉ” còn có nghĩa là “vui mừng”, “vui vẻ”.
Cầu quan được quan, cầu tài đắc tài, cầu thọ đắc thọ, cầu con được con, nhà xây xong, hoa màu bội thu, đều là “hỉ sự”, đều đáng được một phen ăn mừng.
Cách nói “tứ hỉ” ngày xưa của Trung Quốc: Một là “mưa giữa đại hạn”, sau khi hạn hán một thời gian dài, trời bỗng đổ xuống một trận mưa lớn, hoa màu được cứu, việc này với người nông dân mà nói thật là “hỉ rơi từ trời xuống”; hai là “tha hương gặp cố tri”, nơi xa cách quê nhà gặp được bạn cũ, có thể ôn lại tình bằng hữu, đây là một chuyện vui bất ngờ; ba là “đêm động phòng hoa chúc”, người đàn ông ông độc thân vào đêm tân hôn đối diện với tân nương của mình, cơ hội này cả đời chỉ có một lần; bốn là “đề tên bảng vàng”, nhìn thấy tên mình được ghi trên danh sách đậu kì thi mà đích thân hoàng đế chủ trì, mơ ước bao năm trời của kẻ sĩ trở thành hiện thực, vận may này chỉ rất ít người có được. Ngày xưa có một loại tranh cát tường tên là “tứ hỉ nhân”, nhìn sơ qua trong tranh vẽ hai bé trai dựa lưng vào nhau, một đứa đầu hướng lên, đứa kia đầu hướng xuống; xem kĩ hơn bạn sẽ bất chợt nhận ra hai đứa bé trong tranh trở thành đứa ngoảnh đầu sang trái, đứa kia sang phải, bụng đối bụng, tổng cộng có bốn đứa trẻ. Bức tranh chúc phúc cho bạn cùng lúc gặp thật nhiều chuyện đáng mừng. Trong các món điểm tâm Trung Hoa có một thứ gọi là “bánh trôi tứ hỉ”, trong các loại thức ăn Trung Hoa có một món gọi là “cá viên tứ hỉ”, ngoài việc là thức ăn ra chúng còn là vật cát tường.
Trong các sản phẩm thêu, cắt giấy, dệt, nhuộm của dân gian Trung Quốc có không ít những hoa văn cát tường, khẩu ngữ gọi là “hoa hỉ”. Có một loại “hoa hỉ” trong khung tròn có hình một đôi long phụng, đôi chim yến, đôi cá, một con hướng lên con kia hướng xuống, đầu úp vào nhau, các hoa văn này gọi là “hỉ tương phùng”. Nó chúc bạn gặp việc hỉ, có được tình yêu. Còn có một loại “hoa hỉ” cắt hai chữ “hỉ” kề nhau, loại hoa văn này gọi là “song hỉ”. “Song hỉ” do cặp vợ chồng mới cưới dán trên cửa và phòng ngủ, gặp những chuyện vui khác thường không dùng đến nó. Năm mới có một loại hoa hỉ mà ở nông thôn hay dán lên cửa sổ, trong khung hình hoa mai có hình một con chim hỉ tước (chim khách) đậu trên cành mai, loại hoa văn này gọi là “hỉ đầu cành mai”. Người Trung Quốc rất thích chim hỉ tước hướng về phía mình và kêu “khách khách”, cho rằng “thấy tước được hỉ”. “Nó hướng về phía ai hót thì người đó sẽ gặp được chuyện hỉ”, đó là vì tên “hỉ tước” khiến người ta rất thích thú, chữ đầu tiên chính là “hỉ”. Tâm trạng vui vẻ thì chân mày sẽ dãn ra thoải mái, người Trung Quốc nói “mày vui mắt cười” (mặt mày hớn hở) mà chữ “mai” trong “hoa mai” có âm đọc vừa khéo giống với chữ “mi” (mày). “Hỉ đầu cành mai” chúc cho vui vẻ và nụ cười mãi mãi lưu lại trên khuôn mặt bạn.
Khi dọn sang nhà mới, mới cưới, sinh con trai hay năm mới gặp nhau lần đầu tiên, bạn bè sẽ nói với nhau: “Cung hỉ! Cung hỉ” (Chúc mừng) ý là muốn chúc bạn gặp chuyện vui.
Trương Văn Giới (st và dịch)
0 responses on "“喜”字 — CHỮ “HỈ”"