Liên hệ ! 0906 778 713 | nshaihasg@gmail.com

Setup Menus in Admin Panel

古人称谓溯源几例 — VÀI VÍ DỤ VỀ NGUỒN CỘI CÁCH XƯNG HÔ CỦA NGUỜI XƯA

初接触古籍的人,常常不懂古人的称谓,甚至望文生义,造成误解。其实,只要考察一下些称谓的形成过程,弄清其中道理,就不会出错了。下面试举几例说明。

Những người lần đầu tiên tiếp xúc với các văn tịch cổ thường cảm thấy không hiểu nổi cách xưng hô của người xưa, thậm chí đoán mò gây nên hiểu lầm ý. Thật ra, chỉ cần nghiên cứu sơ về quá trình hình thành các cách xưng hô này, hiểu được đạo lý bên trong thì sẽ không xảy ra sai lầm nữa. Dưới đây là một vài ví dụ chứng minh.

`足下:意为“您”。相传春秋时晋公子重耳逃亡在外十九年,后来又回晋国当了国君,是为晋文公,于是封赏有功之人。跟随重耳出逃的介子推本应受封却不愿接受封赏,带着母亲隐居到绵山中。晋文公到绵山找他,他躲着不肯出来。于是晋文公用烧山的办法想迫使他出来,不料介之推却抱着一棵大树烧死了。晋文公非常悲伤,砍下棵树做成木履穿在脚上,平时总是看着脚下的木履说:“悲乎,足下!”“足下”个词本来是“脚下面”的意思,但由于它一开始就代表着一个为晋文公所敬重的人,因此演变为表敬的第二人称代词。

Túc hạ: Ý nói “ông (/ngài)”. Tương truyền, thời Xuân Thu, Tấn công tử Trùng Nhĩ phải lưu vong bên ngoài 19 năm, sau này trở về lại nước Tấn và được lên làm vua, là Tấn Văn Công, thế là ông phong thưởng cho những người có công. Trong số những người đào vong theo Trùng Nhĩ có Giới Tử Thôi vốn là người đáng được phong thưởng nhưng lại không muốn nhận thưởng, nên dẫn mẹ vào ẩn cư ở Miên Sơn. Tấn Văn Công đến Miên Sơn tìm, ông tránh né không chịu gặp. Thế là Tấn Văn Công dùng cách đốt rừng để ép ông ra gặp mặt, nhưng không ngờ ông không chịu ra mà ôm một cây lớn chịu chết cháy. Tấn Văn Công vô cùng đau lòng, lệnh đốn cây gỗ đó về đẽo thành guốc mang, bình thường hay nhìn xuống đôi guốc gỗ dưới chân nói: “Thương thay, túc hạ!” Từ “túc hạ” này vốn có nghĩa là “dưới bàn chân”, nhưng do ngay từ đầu nó đã được dùng để đại diện cho một người mà Tấn Văn Công kính trọng, nên sau này được diễn biến thành đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, nói với ý kính trọng.

`鄙人:意为“我”。周代乡村五家为一鄙,“鄙”就借代“乡村”、“郊野”的意思。说自己是“郊野之人”,意思是说自己粗俗浅陋,是一种自谦的说法。

Bỉ nhân: Ý nói “tôi”. Thời Chu, cứ 50 nhà trong thôn sẽ là một bỉ. “Bỉ” ý là chỉ “thôn xóm” hoặc “vùng ngoại ô thôn quê”. Nói mình là “giao dã chi nhân” (người nhà quê) tức là ý nói mình thô tục, nông cạn, là một cách nói khiêm nhường.

`考妣:指父母。但是一般情况下,在生叫父母,死了才叫考妣,例如:如丧考妣。

Khảo tỉ: Chỉ cha mẹ. Nhưng không sử dụng trong trường hợp bình thường, cha mẹ còn sống gọi là phụ mẫu, khi mất rồi mới gọi là khảo tỉ. Ví dụ: như tang khảo tỉ (mất cha mẹ).

`泰山泰水:指岳父、岳母。唐玄宗李隆基任命张说为封禅使去封禅泰山,张说因而一时名声显赫。“一人得道,鸡犬升天”,他的女婿郑镒也一下子从九品官提为五品。唐玄宗把郑镒叫去查问此事,郑镒无话回答。有人知其中奥妙,讽刺说:“此泰山之力也!”句话里的“泰山”是一个双关语,明指“封禅泰山”的事,暗指作封禅使的张说。因此后来“泰山”就成了妻父的代称;据此类推,妻母也叫“泰水”。又因泰山亦称东岳,所以妻之父又叫“岳父”,妻之母就跟着叫“岳母”。

Thái sơn thái thuỷ: Chỉ cha vợ, mẹ vợ. Đường Huyền Tông Lý Long Cơ lệnh cho Trương Thuyết làm phong thiện sứ đến Thái Sơn tế trời đất, nhờ vậy mà Trương Thuyết nổi danh một thời. “Một người làm quan, cả họ được nhờ”, con rể của ông ta là Trịnh Dật cũng nhờ vậy mà được thăng liền từ chức quan cửu phẩm lên ngũ phẩm. Đường Huyền Tông triệu Trịnh Dật đến tra vấn sự việc này, Trịnh Dật không nói nên lời. Có người biết được sự thật bên trong nên mỉa mai nói: “Thử Thái Sơn chi lực dã!” (việc này là nhờ sức của Thái Sơn vậy) trong câu này là ngữ song quan, về nghĩa đen nó chỉ “việc lên Thái Sơn tế trời đất”, còn nghĩa bóng là chỉ Trương Thuyết làm phong thiện sứ. Cho nên, sau này từ “thái sơn” trở thành cách gọi cha vợ; từ đó suy ra mẹ vợ gọi là “thái thủy”. Còn vì thái sơn cũng được gọi là Đông Nhạc, cho nên cha vợ gọi là “nhạc phụ”, mẹ vợ theo đó gọi là “nhạc mẫu”.

`良人:指丈夫。孟子说:“良人者,所仰望而终身也。”“良”就是“郎”的意思,是妻子对丈夫的称呼。“良人”意义甚多,但作“丈夫”讲是主要意义。

Lương nhân: Chỉ người chồng. Mạnh Tử nói: “Lương nhân giả, sở ngưỡng vọng nhi chung thân dã” (Người (chồng) tốt có thể khiến người ta kính ngưỡng mà chung sống suốt đời). “Lương” ý là chỉ “lang”, là cách xưng hô của vợ gọi chồng. “Lương nhân” có rất nhiều nghĩa, nhưng chủ yếu là chỉ “người chồng”.

`荆室:指妻子。东汉时的梁鸿家境贫困,给人打短工度日,但妻子孟光贤淑,每逢梁鸿回来,总是准备好饭食,举案齐眉,十分恭敬。孟光平日总是“荆钗布裙”,用荆作发钗是贫寒的象征。荆,是一种野生灌木,也有微贱的意思。因此,丈夫对人称自己的妻子为荆室,又叫荆妇、荆妻、山荆或拙荆,是一种谦词,兼有表示贫寒之意。

Kinh thất: Chỉ người vợ. Lương Hồng thời Đông Hán nhà nghèo, phải sống bằng việc làm công theo thời vụ cho người ta, nhưng Mạnh Quang vợ ông là người hiền thục, mỗi lần Lương Hồng trở về nhà, đều được vợ chuẩn bị cơm nước sẵn sàng, dâng mâm cơm cao ngang mày rất cung kính. Thường ngày Mạnh Quang luôn “cài trâm làm bằng gai cây mận gai và mặc váy bằng vải”, dùng gai cây mận gai làm trâm cài tóc là biểu tượng của sự nghèo khó, “kinh” (cây mận gai) là một loại cây bụi dại, cũng có ý nghĩa là chỉ sự thấp hèn. Cho nên, người chồng khi nói với người khác thường gọi vợ là “kinh thất”, còn gọi là “kinh phụ”, “kinh thê”, “sơn kinh” hoặc “chuyết kinh”, là một loại khiêm từ, cũng mang ý nghĩa bần hàn.

`内子:也指妻子。春秋战国时卿大夫之正妻称作“内子”,后来,男人称自己的妻室为内子,而妇女则对人称自己的丈夫为“外子”。

Nội tử: Cũng chỉ người vợ. Thời Xuân Thu Chiến Quốc vợ chính của các khanh đại phu thường được gọi là “nội tử”, sau này, đàn ông gọi vợ mình là “nội tử”, còn người phụ nữ gọi chồng của mình là “ngoại tử”.

`东床:指女婿。东晋时郗鉴让门人到王导家去物色女婿。门人回来说:“王家少年都不错,但听得消息时,一个个都装出矜持的样子,只有一个年轻人,袒腹东床,顾自吃东西,好象没有听到我们说话一样。”郗鉴一听忙说:“个人正是我要物色的好女婿!”个年轻人就是后来的大书法家王羲之。以后,人们就称女婿为“东床”。

Đông sàng: Chỉ con rể. Thời Đông Tấn, Hi Giám sai người đến nhà Vương Đạo chọn con rể. Người được phái đi trở về nói: “Các thiếu niên của nhà họ Vương đều rất xuất sắc, nghe tin chúng ta đến kén rể, ai nấy đều tỏ vẻ lúng túng, duy chỉ có một người thanh niên, phanh ngực nằm ở giường phía đông, mải mê ăn uống, như chẳng hề nghe thấy mọi người nói chuyện.” Hi Giám nghe xong vội nói: “Người này chính là người con rể tốt mà ta muốn chọn.” Người thanh niên này về sau chính là đại thư pháp gia nổi tiếng Vương Hy Chi. Sau này, người ta dùng từ “đông sàng” để chỉ con rể.

`月老:指媒人。据说唐代有一个叫韦固的人,赴长安途中旅寓宋城。晚上,看见一个老人在月下查书,便上去攀谈。老人说自己是管人世间男女婚姻的。他袋中有一红绳,说用红绳两端系住男女的脚,对男女即使两家是世仇,也会成为眷属。韦固便问自己的婚姻,老人说,他将与一个菜农的女儿结婚,但必须在十多年后。后来果然如此。因此,人们就称媒人为“月下老人”,简称作“月老”。

Nguyệt lão: Chỉ bà mối. Tương truyền, thời Đường có một người tên là Vi Cố, trên đường đi đến Trường An trọ lại Tống Thành. Buổi tối, chàng nhìn thấy một cụ già ngồi đọc sách dưới trăng, bèn tiến đến hỏi chuyện. Ông lão nói ông là người cai quản chuyện hôn nhân giữa nam và nữ trong nhân gian. Trong chiếc túi của ông có một sợi dây đỏ. Ông nói chỉ dùng hai đầu sợi dây này cột vào chân của nam và nữ, hai người này dù có thù truyền kiếp cũng sẽ trở thành quyến thuộc. Vi Cố bèn hỏi chuyện hôn nhân của mình, ông lão nói Vi Cố sẽ cưới con gái của một người bán rau, nhưng đó là chuyện của 10 năm sau. Sau này quả nhiên xảy ra như vậy. Cho nên, người ta gọi bà mai là “nguyệt hạ lão nhân”, gọi tắt là “nguyệt lão”.

Nguyễn Thị Hạnh

0 responses on "古人称谓溯源几例 — VÀI VÍ DỤ VỀ NGUỒN CỘI CÁCH XƯNG HÔ CỦA NGUỜI XƯA"

    Leave a Message

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    X
    Chuyển đến thanh công cụ