打开人类文明的史册,首先看到的就是耸立在埃及平坦广阔沙漠上的巨大金字塔。它们是古代埃及国王——法老的陵墓。在金字塔旁还有祭庙和高大的狮身人面像,代表了古代埃及专制君主至高无上的权威。
希腊人叫狮身人面像为“司芬克斯”。在埃及规模不一,它们雕凿于公元前27世纪,一般是用一块巨石雕成。它雄踞在金字塔旁,使金字塔看起来更加宏伟、壮观,使人们对法老陵墓产生一种威仪和神秘的感觉。它同金字塔一样是古代埃及的壮伟景观、根据古代的图腾崇拜,把狮子等动物作为力量和神灵来崇拜。把法老的脸雕刻在狮子身上,把法老当做是主宰自然与社会的神灵。
最大的一座狮身人面像是在哈佛拉金字塔旁。它建造于公元前2550年,高20米,长57米,面部长5米,据说,它的人面是哈佛拉法老理想化的肖像。它头上有条纹头巾,下巴上是埃及国王和贵族人用的假胡须。这个庞大的雕像是用一个石灰石小山丘雕刻而成的。由于雕塑庞大,古代的埃及艺术家没有像过去一样十分注意那些细小的细节,而是运用了十分简洁的手法,加强了雕像宏大、简单的整体效果。在四五千年以前,生产技术落后,一切都要靠手工劳作的时代,能建成如此巨大的石雕造像,显示了古埃及人民杰出的艺术创造力。由于沙漠中风沙的侵蚀,狮身人面像前受到了严重的破坏,狮子的鬃毛部分已经损坏,眼和鼻子也几乎成了窟窿,爪子只能用砖等支撑着。尽管如此,它仍然是那样的令人望而生畏。这个传奇的狮身人面像前是世界的一大古迹,古埃及文化的象征。
在新王朝时,司芬克斯是疯狂崇拜的中心,被人们敬为神。在狮身人面像的两爪有块大花岗石碑,传说人们记叙着这样一个预言梦:有个年轻王子在司芬克斯的阴影里休息,他在梦中见到这座雕像跟他说,如果他能够把那些埋了人面像半个身子的沙砾清除掉,它就让王子成为埃及的法老。王子按它说的做了,终于在数年后成了18王朝的统治者图特摩斯四世。
希腊人把狮身人像叫做“司芬克斯”是因为在希腊神话中也有个司芬克斯,是个狮身人面的女妖,但长得很美,还很有学问,曾受过文艺女神缪斯的教养。她是忒拜城的一大害。每遇见人就用“早上四只脚,中午两只脚,晚上三只脚”的谜叫人猜(谜底是人的幼年、中年、老年),猜错的就会被吃掉。司芬克斯会给人猜谜,所以就具有了守门的职能。在欧洲建筑的装饰中,人们经常用司芬克斯作为装饰物。有时她还被人们添上双翼。现在司芬克斯在许多国家是指各种建筑装饰物或工艺品的人头、牛头或羊头狮身的雕饰。
Giở lịch sử văn minh loài người ra xem, điều đầu tiên người ta nhìn thấy chính là những Kim tự tháp to lớn sừng sững giữa sa mạc trải dài mênh mông của Ai Cập. Chúng là lăng mộ các Pha-ra-ông – vua của Ai Cập cổ đại. Bên cạnh Kim tự tháp còn có miếu thờ và tượng nhân sư cao lớn, đại diện cho quyền uy tối cao quân chủ chuyên chế của Ai Cập cổ đại.
Người Hy Lạp gọi tượng nhân sư là “Sphinx”. Ở Ai Cập có quy mô khác nhau, chúng được khắc tạc vào thế kỉ 27 TCN, thông thường được khắc từ một khối đá lớn. Nó đứng sừng sững bên cạnh Kim tự tháp, làm cho Kim tự tháp càng trở nên hùng vĩ, tráng lệ, khiến người ta có cảm giác thần bí và uy nghi về lăng mộ Pha-ra-ông. Nó và Kim tự tháp đều là những cảnh quan hùng vĩ của Ai Cập cổ đại. Theo sự sùng bái tô-tem thời cổ đại, thời đó người ta luôn sùng bái các loài động vật như sư tử là sức mạnh và thần linh. Tạc gương mặt của Pha-ra-ông lên mình sư tử là xem Pha-ra-ông là thần linh cai quản tự nhiên và xã hội.
Tượng nhân sư lớn nhất là tượng bên cạnh kim tự tháp Khafre. Nó được xây dựng vào năm 2550 TCN, cao 20m, dài 57m, phần mặt dài 5m, nghe nói phần mặt của nó là chân dung được lý tưởng hóa của Pha-ra-ông Khafre. Trên đầu của nó có một chiếc khăn rằn, dưới cằm là bộ râu giả mà giới quý tộc và quốc vương Ai Cập sử dụng. Bức tượng điêu khắc khổng lồ này được tạc từ một ngọn đồi đá vôi nhỏ. Do bức tượng điêu khắc quá lớn nên các nhà nghệ thuật Ai Cập cổ đại không quá chú ý đến các chi tiết nhỏ như trước đây nữa, mà chỉ vận dụng các thủ pháp vô cùng đơn giản để tăng cường hiệu quả chỉnh thể, đơn giản, đồ sộ của bức tượng. Vào thời điểm 4000 – 5000 năm trước, kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu, tất cả mọi việc đều dựa vào lao động thủ công, có thể xây dựng nên bức tượng điêu khắc bằng đá khổng như thế, cho thấy khả năng sáng tạo nghệ thuật kiệt xuất của người dân Ai Cập cổ đại. Do sự ăn mòn của gió cát trong sa mạc, phần trước của tượng nhân sư bị phá hoại nghiêm trọng, phần lông bờm của sư tử đã bị hư hại, mắt và mũi gần như đã trở thành hốc, phần móng vuốt chỉ có thể dùng gạch… để nâng đỡ. Mặc dù vậy, nó vẫn khiến cho người ta nhìn mà kính sợ. Trước tượng nhân sư huyền thoại này là một di tích lớn của thế giới, là biểu tượng của văn hoá Ai Cập cổ đại.
Vào thời vương triều mới, Sphinx là trung tâm của sùng bái cuồng tín, được mọi người tôn kính như thần linh. Ở phần hai móng vuốt của nhân sư có tấm bia bằng đá hoa cương, nghe nói người ta ghi lại một giấc mơ tiên tri như sau: Có một hoàng tử trẻ tuổi đang nghỉ dưới bóng râm của Sphinx, trong giấc mơ chàng thấy bức tượng điêu khắc này nói với chàng, nếu chàng có thể dọn sạch những cát sỏi đã vùi hết nửa mình tượng thì nó sẽ giúp hoàng tử trở thành Pha-ra-ông của Ai Cập. Hoàng tử làm theo lời nó bảo, cuối cùng vài năm sau chàng trở thành người thống trị vương triều thứ 18, Tuthmosis IV.
Người Hy Lạp gọi tượng nhân sư là “Sphinx” là vì trong thần thoại Hy Lạp cũng có một nhân vật tên là Sphinx, là nữ yêu quái mình người mặt sư tử, nhưng rất xinh đẹp và thông thái, từng được dạy dỗ bởi nữ thần văn học nghệ thuật Mose. Ả là một đại họa của thành Thebes. Mỗi ngày gặp người ả đều ra câu đố “buổi sáng bốn chân, trưa hai chân, chiều ba chân” buộc người ta đoán (đáp án là người ở tuổi ấu thơ, trung niên và già), ai đoán sai sẽ bị ả ăn thịt. Sphinx giúp mọi người giải câu đố, vì vậy có nhiệm vụ giữ cửa thành. Trong các trang trí của kiến trúc châu Âu, người ta thường dùng Sphinx làm vật trang trí. Thỉnh thoảng người ta còn thêm cho nó đôi cánh. Hiện nay, ở rất nhiều nước, Sphinx chỉ các hoa văn chạm khắc mình sư tử, đầu người, đầu bò hoặc đầu dê trong các sản phẩm thủ công mĩ nghệ hoặc vật trang trí kiến trúc.
Lê Huy Thìn (st và dịch)
0 responses on "为什么狮身人面像象征着至高无上的权力 — VÌ SAO TƯỢNG NHÂN SƯ TƯỢNG TRƯNG CHO QUYỀN LỰC TỐI CAO"