雄王祭祖 – GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

  

  每年的农历三月初十是雄王祭祖日。

  Ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là ngày Giỗ tổ Hùng Vương.

  按照越南的民间传说,雄王是越南的国祖,最早建立了越南国家,称为文郎国。由于是传说,所以就产生了种种不同的说法。

  Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam, Hùng Vương là quốc tổ của Việt Nam, là người đầu tiên sáng lập nên nước Việt Nam, đặt tên là nước Văn Lang. Vì là truyền thuyết, nên đã nảy sinh ra rất nhiều cách nói khác nhau.

  据《岭南摭怪》记载的传说,雄王是骆龙君和瓯姬的后裔。骆龙君是泾阳王的儿子,娶瓯姬为妻,生有男。“一日,龙君曰:我是龙种,水族之长;尔是仙种,世上之人。虽阴阳之气合而生子,然方类不同,水火相克,难自久居,今相分别。吾将五十男归水府,分治各处,五十男从汝居土上,分国而治。瓯姬与五十男居峰州,以其雄长,尊立为主,号曰雄王,国号文郎。”

  Theo truyền thuyết được ghi chép trong “Lĩnh nam chích quái”, Hùng Vương là hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lạc Long Quân là con trai của Kinh Dương Vương, lấy vợ là Âu Cơ, hạ sinh được 100 người con trai. “Một hôm, Long Quân nói với Âu Cơ: Ta là giống rồng, đứng đầu thủy tộc; còn nàng là giống tiên, người ở trần gian. Tuy phối hợp khí âm dương mà sinh được con cái, nhưng do không cùng dòng giống, thủy hỏa tương khắc, khó lòng có thể chung sống lâu dài, nay đành cách biệt. Ta sẽ dẫn 50 người con trai xuống biển, chia nhau cai quản các vùng, còn 50 người con trai theo nàng sống trên bờ, chia nước ra mà trị. Âu Cơ và 50 người con trai đến sống ở vùng Phong Châu, tôn người con cả lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, quốc hiệu là Văn Lang”.

  《越史略》说:“至周庄王时,嘉宁部有异人焉,能以幻术服诸部落,自称雄王,都于文郎,号文郎国。传十八世,皆称雄王。”

  Còn trong “Việt sử lược” chép: “Chí Chu Trang Vương thời, Gia Ninh bộ hữu dị nhân yên, năng dĩ huyễn thuật phục chư bộ lạc, tự xưng Hùng Vương, đô ư Văn Lang, hiệu Văn Lang quốc. Truyền thập bát thế, giai xưng Hùng Vương.” (Đến thời Chu Trang Vương, bộ tộc Gia Ninh có người kỳ lạ, có thể dùng phép thuật để chinh phục các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, lấy tên nước Văn Lang. Truyền 18 đời, đều xưng là Hùng Vương.)

  《越南史略》中说,“文郎”个名称很可能是一个最初到红河两岸和底江以及今日的富寿、永安和山西的积江沿岸河谷生活的部族。书中谈到,任何地方的社会都是一样,最先组织成部落、氏族,然后进一步成为部族。在原始社会里,常常发生部落与部落之间、氏族与氏族之间和部族与部族之间的战争。因此,部落、氏族和部族需要推选出一些人来指挥有关自卫的或进行掠夺的战争。而每一个部落、氏族和部族的内部又需要统筹分配粮食和工作的人。从前在越南,被推选为代表每个部落(即每乡)的人称为蒲政;代表氏族的人称为骆将和骆侯;代表部族的称为骆王。作者认为“骆”即“雒”,“雒”与“雄”相似,因此人们在使用时容易把它们混淆。在我国历史上最初的部族很可能就是文郎部族。

  Trong “Việt Nam sử lược” cho rằng, tên gọi “Văn Lang” rất có thể là bộ tộc sớm nhất đến sinh sống tại hai bờ sông Hồng, sông Đáy và thung lũng ven sông Tích thuộc tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Yên và Sơn Tây ngày nay. Trong sách có nói đến, bất kỳ xã hội nơi nào cũng vậy, đầu tiên người ta đều tổ chức thành bộ lạc, thị tộc, sau đó mới tiến một bước hình thành bộ tộc. Trong xã hội nguyên thủy, thường xuyên xảy ra các cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc, giữa các thị tộc và giữa các bộ tộc với nhau. Do đó, các bộ lạc, thị tộc và bộ tộc cần chọn ra một số người để chỉ huy các cuộc chiến tranh tự vệ hoặc tiến hành chiến tranh xâm lược. Đồng thời trong mỗi bộ lạc, thị tộc, bộ tộc cần có người đứng ra lo liệu việc phân chia lương thực và công việc. Ngày xưa ở nước ta, người được chọn đại diện cho mỗi bộ lạc (tức một làng (xã)) được gọi là Bồ chính; người đại diện cho thị tộc gọi là Lạc tướng và Lạc hầu; người đại diện cho bộ tộc là Lạc vương. Tác giả cho rằng “?” (lạc) tức là “?”(lạc), “?”(lạc) tương tự “?”(hùng), vì vậy người ta thường dễ nhầm lẫn khi sử dụng. Trong lịch sử nước ta, bộ tộc sớm nhất rất có thể chính là bộ tộc Văn Lang.

  雄王庙位于越南北方富寿省,最早由附近几个村的人民修建,在里举办民间庙会活动。到10世纪,越南丁朝以后,对雄王庙作了文字记载,每年举行庙会活动。1917年,阮朝在庙会活动中加进了国家祭祀仪式,逢五逢十朝廷举行国祭,由吏部尚书主持祭祀;平年则由富寿府巡府主持,临滔县知县和扶宁县知县陪祭,祭祀供品由当地准备。

  Đền Hùng nằm ở tỉnh Phú Thọ phía Bắc nước ta, lúc đầu do người dân ở những ngôi làng gần đó xây dựng, nơi đây thường tổ chức các hoạt động lễ hội dân gian. Đến thế kỷ thứ 10, từ triều Đinh về sau, đã có những ghi chép về đền Hùng, hàng năm đều có tổ chức các hoạt động lễ hội. Năm 1917, triều Nguyễn thêm nghi thức cúng tế quốc gia vào các hoạt động lễ hội, vào những năm chẵn 5, chẵn 10 triều đình tổ chức cúng tế, do Lại bộ Thượng thư chủ trì cúng tế; những năm thường do tuần phủ tỉnh Phú Thọ chủ trì, tri huyện huyện Lâm Thao và tri huyện huyện Phù Ninh cùng theo lo việc cúng tế, đồ cúng tế do địa phương chuẩn bị.

  1945年越南八月革命胜利以后,越南民主共和国临时政府派代主席黄叔抗前往祭祀雄王。9年抗法战争结束以后,胡志明主席于1954年9月18日从太原到雄王庙,在里住了一夜。第二天在会见部队战士的时候,胡志明主席说:“雄王建国有功,我们要一起保卫国家。”

  Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cử Huỳnh Thúc Kháng quyền chủ tịch đến cúng tế vua Hùng. Sau khi kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp, ngày 18 tháng 9 năm 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Thái Nguyên đến đền Hùng và ở lại đây một đêm. Ngày hôm sau, lúc gặp gỡ các chiến sĩ bộ đội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

  1962年,越南文化部把雄王庙列为国家历史文化遗址。1977年,越南政府决定把雄王庙附近森林列为国家保护森林。1987年,越南文化部和省人民委员会对雄王庙历史遗址进行了总规划,1994年,越南政府批准了雄王庙到2000年的规划和有关的建设项目。规划的基本内容是保护好现有的历史遗址和附近的自然景观,为人们前来参观提供方便条件,推动雄王庙周围地区的经济社会发展,使游客既能从雄王庙看到越南民族的本色,又能从雄王庙看到越南全国的发展。根据越南政府的决定,富寿省对雄王庙在原有基础上进行了维修,对纪念林进行了规划。从1969年以来,每年祭祖约有10万多人参加。雄王庙庙会规模越来越大,把各种民族礼仪与现代文化结合起来。

  Năm 1962, Bộ Văn hóa thông tin xếp đền Hùng vào danh sách di sản văn hóa lịch sử cấp quốc gia. Năm 1977, Chính phủ quyết định xếp khu rừng rậm gần đền Hùng vào danh sách rừng bảo hộ quốc gia. Năm 1987, Bộ Văn hóa và Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tiến hành tổng quy hoạch di chỉ lịch sử đền Hùng, năm 1994 Chính phủ phê duyệt qui hoạch đền Hùng Vương đến năm 2000 và các hạng mục có liên quan. Nội dung cơ bản của bản qui hoạch là bảo vệ tốt các di chỉ lịch sử hiện có và các cảnh quan tự nhiên các vùng phụ cận, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người đến tham quan, thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội ở các khu vực xung quanh đền Hùng, để cho du khách đến tham quan nơi đây vừa có thể thấy được bản sắc của dân tộc Việt Nam từ đền Hùng, đồng thời từ đền Hùng có thể nhìn thấy được sự phát triển của cả nước Việt Nam. Theo quyết định của Chính phủ, tỉnh Phú Thọ đã tiến hành tu sửa đền Hùng trên cơ sở vốn có, và tiến hành quy hoạch khu rừng kỉ niệm. Từ năm 1969 đến nay, hằng năm đều có khoảng hơn 100 ngàn người đến tham dự lễ Giỗ tổ. Quy mô lễ hội đền Hùng ngày càng lớn, kết hợp các nghi thức văn hóa dân tộc và văn hóa hiện đại.

  2000年4月14日,农历庚辰年三月初十,是历来祭祖规模最大的一次。根据越共中央政治局的决定,把一年的祭祖日作为越南民族的重大节日。一天在雄王庙举行了隆重的祭祀活动,由越共中央政治局常委、国会主席农德孟担任主祭,发表了重要讲话,号召越南人民发扬民族大团结的传统,建设和保卫社会主义的越南祖国。参加祭祀仪式的还有越共中央顾问杜梅、政府副总理范家谦等。在祭祖仪式上,有100名男女青年,身穿红色短袖上衣,象征着瓯姬生的100个孩子。还有54名男女青年穿着各民族服装,象征着越南54个民族团结在一个大家庭里。越南《人民报》4月14日也专门为祭祖发表社论,号召越南人民深刻认识到每一个公民的感情和责任,发挥民族大团结的力量,为了民富国强、社会公平民主和文明的目标,继续推进革新事业,稳步走向社会主义。

  Ngày 14 tháng 4 năm 2000, tức ngày mồng 10 tháng 3 năm Canh Thìn âm lịch được xem là ngày có quy mô lớn nhất. Căn cứ vào quyết định của Bộ chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, lấy ngày Giỗ tổ của năm đó làm ngày lễ lớn của cả nước. Tổ chức các hoạt động cúng tế long trọng ở đền Hùng vào ngày này, do Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Bộ chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam – Nông Đức Mạnh làm chủ lễ, đã phát biểu bài diễn văn quan trọng, kêu gọi dân nhân ta phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tham gia buổi lễ còn có cố vấn của Trung ương Đảng Đỗ Mười, phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm… Tại buổi lễ, có 100 thanh niên nam nữ, mặc áo tay ngắn màu đỏ, tượng trưng cho 100 người con của Âu Cơ sinh ra, còn có 54 thanh niên nam nữ mặc trang phục của các dân tộc, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em Việt Nam đoàn kết trong một đại gia đình. Vào ngày 14 tháng 4, “Báo Nhân dân” cũng có đăng bài xã luận đặc biệt về ngày Giỗ tổ, kêu gọi mọi người dân Việt Nam ý thức rõ tình cảm và trách nhiệm của mỗi người công dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh, tiếp tục đẩy mạnh công cuộc cải cách xã hội, vững bước tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa.

1 Tháng 4, 2025

0 responses on "雄王祭祖 - GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG"

Leave a Message

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

top
Hán ngữ Hải Hà SG
X
Chuyển đến thanh công cụ