看透对方心理与行为的技术,是心理学与行为科学的研究目标之一。但是,这种技术不能只靠理论来解决——因为人不是傀儡,不会按照他人所预定的计划去行动,必须配合实际生活中人与人之间微妙的关系来进行。这种看透对方心理的技术,远在我国的战国时代就已经运用了。现在就让我们举出一个当时较具代表性的故事来看看。
Kỹ thuật nhìn thấu những tâm lý và hành vi của đối phương là một trong những mục tiêu nghiên cứu của tâm lý học và khoa học hành vi. Nhưng kỹ thuật này không thể chỉ dựa vào lý luận để giải quyết, bởi vì, con người không phải là một con rối, sẽ không làm theo những kế hoạch do người khác định ra, cần phải phối hợp với các quan hệ tế nhị giữa với người trong cuộc sống thực tế để tiến hành. Kỹ thuật nhìn thấu tâm lý đối phương này từ lâu đã được sử dụng ở Trung Quốc trong thời Chiến Quốc. Bây giờ hãy để chúng tôi lấy một câu chuyện mang tính tiêu biểu đương thời để xem thử.
楚国有一个人,涉嫌犯罪,虽然宰相调查了3年,可是一直都没有判他的罪,他很想知道宰相的心意,但是身为嫌疑犯,又不好直接去问宰相,他忐忑不安,心想:“我到底有没有罪呢?如果我有罪,我的房产一定会被没收,为什么宰相一直没有采取行动呢?”他想了很久,最后终于想到了一个办法去试探宰相的心意。
Có một người ở nước Sở, bị tình nghi phạm tội, tuy rằng tể tướng đã điều tra 3 năm rồi, nhưng vẫn chưa phán tội ông ta, ông ta rất muốn biết tâm ý vị tể tướng thế nào, nhưng vì bản thân là một nghi phạm, lại không được đi hỏi trực tiếp Tể tướng, trong lòng thắc thỏm không yên, ông ta nghĩ: “Rốt cuộc thì mình có tội hay không? Nếu như mình có tội thì tài sản và nhà cửa của mình nhất định sẽ bị tịch thu, tại sao đến giờ vẫn không thấy Tể tướng có hành động gì?” Ông ta đã suy nghĩ rất lâu, cuối cùng nghĩ ra được một cách để thăm dò tâm ý vị Tể tướng.
他拜托一位跟宰相很有交情的人去办这件事。那个人见了宰相脱口就说:“那嫌疑犯的房子能不能让给我住呢?”他想如果宰相答应了,就表示这个人有罪,但是宰相摇摇头说:“不!这个人没有罪,这幢房子不能让给你。”当那个人要离开的时候,宰相暗叫一声:“糟了!”同时大声叫住他说:“我与你的交情不错,你为什么要跟我耍这种手段呢?”那个人明知被看透了,却仍然装出不解的样子说:“我并没有耍什么花样啊!”宰相说:“你的要求被我拒绝了,却仍然这么高兴,我想你一定是受了那个嫌疑犯的委托前来试探我的吧?”
Ông ta nhờ một người có giao tình rất tốt với Tể tướng làm việc này. Người đó gặp Tể tướng bèn hỏi: “Cái nhà của tên nghi phạm đó có thể để cho tôi ở được không?” Ông ta nghĩ, nếu Tể tướng đồng ý thì chứng tỏ người này có tội, nhưng Tể tướng lắc đầu nói: “Không! Người này không có tội, nhà người này không thể cho ông ở”. Đến lúc người đó sắp rời khỏi, Tể tướng thầm la một tiếng. “Hỏng rồi!” đồng thời gọi người đó đứng lại, nói: “Tôi và ông giao tình không tệ, tại sao ông lại giở thủ đoạn này với tôi?” người đó biết rõ đã bị nhìn thấu, nhưng vẫn giả vờ làm ra vẻ không hiểu nói: “Tôi đâu có giở trò gì chứ!” Tể tướng nói: “Yêu cầu của ông đã bị tôi từ chối, tại sao lại vui như vậy, tôi nghĩ nhất định là ông đã nhận lời ủy thác của tên nghi phạm đó đến đây để thăm dò tôi, có phải không?”
这个故事里,两位主角各自运用了不同的方法,成功地透视了对方的心意。诸如此类的故事,在《战国策》这本书里还多着哩!各位如果有兴趣的话,不妨去翻翻看。
Trong câu chuyện này, hai nhân vật chính đã dùng những phương pháp khác nhau, thành công trong việc nhìn thấu tâm ý của đối phương. Những câu chuyện như thế này trong “Chiến Quốc Sách” còn rất nhiều, nếu như quý vị có hứng thú, thì có thể lật xem thử.
战国时代也就是公元前5-3世纪,在这200年间,春秋五霸与战国七雄,你争我夺,整个政局纷扰不安,直至秦始皇出来才统一了天下,这段时期可说是人类文化史的转折点。人类的纠纷,自古以来就层出不穷,而尤以战国时代最为激烈。不但政治上如此,就是在学术上也是一样,从人性到底是善是恶之争,以至如何处理人际间相互关系的哲学,诸子百家都各据一说,相互抗衡。
Thời Chiến Quốc cũng chính là từ thế kỷ thứ 5-3 trước công nguyên, trong khoảng thời gian 200 năm này, Xuân Thu ngũ bá, Chiến Quốc thất hùng, người tranh kẻ đoạt, cục diện xã hội rối loạn bất an. Cho đến khi Tần Thủy Hoàng xuất hiện mới thống nhất được thiên hạ. Thời kỳ này có thể nói là điểm chuyển tiếp của lịch sử văn hóa nhân loại. Những tranh chấp của nhân loại từ xưa đến nay liên miên bất tận, mà khốc liệt nhất vẫn là thời kỳ Chiến Quốc. Không chỉ về mặt chính trị mà về mặt học thuật cũng như vậy, từ những tranh luận về bản tính con người rốt cuộc là thiện hay ác đến triết học làm sao để xử lý mối quan hệ giao tiếp với nhau, chư tử bách gia đều có tiếng nói riêng, chống đối nhau.
故以战国时代为中心的前后四五百年间,产生了《老子》、《论语》《孟子》《荀子》、《韩非子》、《战国策》……等经典著作。有些人认为,研究古典文学、哲学是非常困难的事,而且与现代生活脱了节,殊不知这些古典文学、哲学,在今日的人际关系中还起着相当重要的作用!
Nếu lấy thời gian trước sau 400-500 năm của thời Chiến Quốc là trung tâm, đã xuất hiện những tác phẩm kinh điển nổi tiếng như: “Lão Tử”, “Luận Ngữ”, “Mạnh Tử”, “Tuân Tử”, “Hàn Phi Tử”, “Chiến Quốc Sách”…Một số người cho rằng, nghiên cứu triết học và văn học cổ điển là một chuyện vô cùng khó khăn, hơn nữa cũng không liên quan gì với cuộc sống hiện đại, nhưng không biết rằng những triết học và văn học cổ điển này, trong quan hệ giao tiếp ngày nay, vẫn còn có tác dụng khá quan trọng!
(sưu tầm)
0 responses on "透视到心 — NHÌN THẤU TÂM CAN"